25 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh

Ngày 2/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tỉnh đã tiến hành công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 đối với 30 sản phẩm của của 5 địa phương gồm: TP. Buôn Ma Thuột và các huyện: Buôn Đôn, Krông Bông, Krông Ana và Ea Kar.

Sản phẩm đạt 4 sao Gạo ST25 Ea Kar trưng bày tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ các sản phẩm, Hội đồng OCOP cấp tỉnh đã chọn được 25 sản phẩm để xếp hạng 3 và 4 sao. Trong đó, có 7 sản phẩm đạt 4 sao, gồm: Gạo ST25 Ea Kar (HTX Nông nghiệp 714) và Hạt mắc ca (Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam Linh DM) của huyện Ea Kar; TP. Buôn Ma Thuột có 4 sản phẩm: Cà phê bột rang mộc nguyên chất Ea Tu CAFÉ R&A và Ea Tu Café đặc sản (HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Tu), Nấm mèo Thành Đồng và Nấm linh chi Thành Đồng (Công ty Cổ phần thực phẩm xanh Thành Đồng); huyện Krông Ana có 1 sản phẩm là Gạo Nhật Minh (HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh).

Có 18 sản phẩm đạt 3 sao thuộc về các huyện: Buôn Đôn (6 sản phẩm), Krông Bông (1 sản phẩm), Ea Kar (4 sản phẩm) và TP. Buôn Ma Thuột (7 sản phẩm). Ngoài ra, có 1 sản phẩm không đủ điều kiện; 1 sản phẩm xin rút hồ sơ và 3 sản phẩm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để tham gia ở kỳ đánh giá tiếp theo.

Quang cảnh Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Theo đánh giá của Hội đồng OCOP cấp tỉnh, đối với 13 sản phẩm nêu trên, cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục, trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả và cấp chứng nhận đạt hạng sao tương ứng cho 13 sản phẩm đạt điểm.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vũ Đức Côn cho biết, sau đợt đánh giá này, tỉnh Đắk Lắk có 110 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao. Mặc dù vậy, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh còn thấp hơn so với trung bình của cả nước. Mặt khác, tỉnh Đắk Lắk có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều tiềm năng, thế mạnh; sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đa dạng, độc đáo, phong phú. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm OCOP chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh về nông nghiệp. Tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng, nét độc đáo, thế mạnh vùng miền địa phương trong các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, mặc dù chất lượng các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk khá nổi bật, được giới chuyên môn và các tỉnh, thành đánh giá cao song giá trị thương mại mang lại cho chủ thể của sản phẩm OCOP chưa nhiều. Hiện nay, dư địa để phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk còn rất lớn, đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Advertisement

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vũ Đức Côn phát biểu tại hội nghị.

Ông Vũ Đức Côn nhấn mạnh, xác định Chương trình OCOP là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ các chủ thể tích cực tham gia Chương trình theo đúng quy trình OCOP, nhằm đảm bảo các sản phẩm khi được đánh giá đạt sao phải có chất lượng và được thị trường tiếp nhận. Ngành nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; hỗ trợ các chủ thể từ gốc sản xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng nhu cầu thị trường…

Advertisement

About admin

Check Also

Huyện Krông Năng: Phát hiện và bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 7kg pháo nổ trái phép

Công an huyện Krông Năng bắt giữ nam thanh niên vận chuyển pháo nổ trái …