Khi cảm hứng thi sĩ gặp cảm thức lịch sử

“Đám cưới Huyền Trân” của Nguyễn Thanh Mừng lấy cảm hứng từ nỗi đau tình trong lịch sử Việt. Bài thơ thể hiện tâm trạng của chàng trai yêu Huyền Trân, kết thúc một cách đau lòng và bi thương.


Đám cưới Huyền Trân

Nghe đồn vua xứ Chà Bàn

Dâng miền Ô Lý rước nàng vu quy

Tôi mang rượu đến biên thùy

Hắt lên mây trắng biệt ly cả cười

Thân không tấc đất cắm dùi

Bể sông thi phú trăng trời phong sương

Cắn răng nhường bậc đế vương

Gươm cùn quẳng xuống vệ đường nhân duyên

Thôi nàng hãy tạm nguôi quên

Tôi chàng trai Việt còn trên đời này

Quyết thâu trăm họ về tay

Binh nhung ruổi chốn lưu đày tìm nhau

Nguyễn Thanh Mừng

“Tôi mang rượu đến biên thùy/ Hắt lên mây trắng biệt ly cả cười” là hai câu trong bài “Đám cưới Huyền Trân” của Nguyễn Thanh Mừng, mà tôi vừa bắt được. Cảm thức lịch sử và cảm hứng thi sĩ đã gặp nhau và hóa giải được nỗi đau của nàng Huyền Trân trong bi tráng lịch sử “đổi đất lấy công trình” ở thế kỷ 14, mà Mừng viết “thêm”.

Trong nỗi lòng dân Việt, đau nhất là chàng trai này, khi người yêu buộc phải đi lấy vua họ Chế. Nỗi đau cõi lòng biên ải. Thi sĩ đã thấu được nỗi chua chát của kẻ thất tình. Lịch sử là việc không thể thay đổi, bổ sung hay sửa sai. Vấn đề là nhà sử học có dám ghi lại và nhà văn học có đủ sức cảm thông. Nhà thơ đã tri âm nỗi niềm nàng Huyền Trân và “chạm đến thâm sâu” trong hồn cốt chàng trai này.

Advertisement

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baodaklak
Nội dung được biên tập bởi: buonmathuot_.info

Advertisement

About admin

Check Also

Bình yên hồ Lắk – Báo Đắk Lắk điện tử

Hồ Lắk – điểm du lịch hấp dẫn của Đắk Lắk, với vẻ đẹp mộng …