Ban chỉ đạo 389 Quốc gia triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý II/2023

Sáng 11/5, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý I/2023. Đồng chí Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Đắk Lắk có đồng chí Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, và hàng giả là nhiệm vụ rất khó khăn – Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I/2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì điển cầu Đắk Lắk

Về kết quả thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng, triển khai thực kế hoạch cao điểm trước, trong và sau Tết; phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, nhiều mặt hàng nguy hại tới tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng như ma túy, pháo nổ, thuốc lá, thực phẩm, hàng đông lạnh, quần áo, dày dép trẻ em, góp phần kiểm soát, ổn định thị trường, giữ vững trật tự, an toàn xã hội để nhân dân đón Tết, vui xuân.

Cụ thể, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương đã bắt giữ xử lý trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 với 28.037 vụ vi phạm, trong đó: xử lý vi phạm hành chính 25.167 vụ. Số vụ khởi tố hình sự 163 vụ/193 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước là 513,6 tỷ đồng.

Các điểm cầu tham dự họp

Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại; việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng; nhu cầu mua sắm hàng hóa, chăm sóc sức khỏe của người dân bằng hình thức online, trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện… tăng cao cả về số lượng và chất lượng.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định, trong quý II/2023, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang – Trưởng BCĐ 389 Quốc gia khẳng định, những tháng đầu năm 2023, BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chuyên đề; đồng thời, phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 của BCĐ 389 Quốc gia; Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp diễn biến tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ; Áp dụng, mở rộng phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Giáo dục cán bộ, công chức, sỹ quan nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không tham gia tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, biểu dương, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khích lệ, động viên tinh thần, lan tỏa tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng với đó, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Advertisement

* Qua nắm bắt tình hình, phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ nhiều nội dung:

Tính đến ngày 01/3/2023 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã cấp tổng số 1.698 Giấp chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc cấp Giấp chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, thì các lực lượng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng đang chú trọng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc sản xuất, kinh doanh phân bón, trong năm 2022 và Quý I năm 2023 các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra và xử lý đối với lĩnh vực phân bón.

Về xử lý hình sự, năm 2022 Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 03 vụ án về tội “Sản xuất, buôn bản hàng giả là phân bón”, theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự để điều tra, xử lý theo quy định với tổng giá trị hàng hóa vi phạm được phát hiện, thu giữ lên đến hơn 14 tỷ đồng. Phương thức, thủ đoạn sản xuất phân bón giả chủ yếu bằng cách pha trộn các loại nguyên liệu với nhau theo các công thức mà các đối tượng tự thu thập được.

Cá biệt có trường hợp đối tượng gom mua các loại phân bón trôi nỗi trên thị trường với giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sau đó đưa về kho để thay đổi bao bì mới mang tên, thông tin của doanh nghiệp để bán ra thị trường.

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành sớm hướng dẫn việc tạm giữ hoặc niêm phong hàng hóa đã được lấy mẫu, tránh tình trạng khi hàng hóa có kết quả thử nghiệm không phù hợp quy chuẩn quốc gia, nhưng trong thời gian chờ có kết quả thì hàng hóa đã bị tiêu thụ, tẩu tán điều này sẽ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Đề nghị Bộ Khoa học – Công nghệ sớm hướng dẫn quy trình xử lý khiếu nại về chất lượng, có hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý để việc thực hiện giải quyết khiếu nại được đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Đề nghị Bộ Tư pháp sớm có ban hành quy trình kiểm tra đối với tất cả các Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND các cấp thành lập, nhằm tạo điều kiện cho địa phương kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh mang tính chất và quy mô lớn.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác quản lý chuyên ngành, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, buôn bán các loại phân bón, trên thị trường, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng;

Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật.

Advertisement

About admin

Check Also

Tổ chức cưỡng chế vườn cà phê người nhận khoán vi phạm hợp đồng tại Công ty Cà phê 719

Ngày 26/12/2024, cưỡng chế chuyển giao đất và tài sản cho Cà phê Việt Nam …