Đắk Lắk triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022- 2023

Sáng 10/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022; sơ kết vụ mùa 2022, triển khai Kế hoạch vụ Đông Xuân 2022-2023, tổng kết niên vụ cà phê 2021-2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, sản xuất nông nghiệp năm 2022 tiếp tục phát triển ổn định và hiệu quả; Nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh; gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2021-2022 và vụ Mùa năm 2022 vượt kế hoạch đề ra.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2021-2022 là 67.276 ha/55.140 ha, đạt 112,01% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực vụ Đông xuân 2021-2022 đạt 365.398 tấn/ 297.488 tấn kế hoạch, đạt 122,83% (trong đó sản lượng lúa ước đạt 342.035 tấn, sản lượng ngô 23.363 tấn), tăng 14.899 tấn so với cùng kỳ. Vụ Đông xuân 2021-2022, tổng diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng khác là 1.106,3 ha, trong đó: Khoai lang Nhật 779 ha, ngô 67 ha, đậu các loại 5 ha, Rau các loại 240,3 ha, cây khác 6ha.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Hoài Dương phát biểu tại hội nghị.

Về sản xuất có chứng nhận, cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, ngành NN&PTNT phối hợp với cục Bảo vệ thực vật đã cấp 42 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng với tổng diện tích là 2.210,7 ha, cụ thể: 09 mã số vùng trồng cho cây vải, với diện tích 110,7 ha tại Krông Năng; 06 mã vùng trồng chuối, với diện tích 440 ha tại Buôn Hồ, EaH’leo, Krông Pắk, MĐrắk; 05 mã vùng trồng xoài với diện tích 110 ha tại EaHleo; 23 vùng trồng sầu riêng với diện tích 1.500 ha, chứng nhận VietGAP khoảng 970,6 ha.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Huỳnh Ngọc Dương báo cáo Kế hoạch Niên vụ Cà phê 2022-2023.

Sản lượng cà phê xuất khẩu của địa phương năm 2022 đạt 380.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đạt 798 triệu USD (chiếm 53,2% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh).

Trong năm 2022, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là cà phê nhân và cà phê hòa tan. Giá xuất khẩu cà phê nhân bình quân của các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong niên vụ cà phê 2021-2022 đạt 2.037 USD/tấn, tăng 363 USD/tấn so với niên vụ trước. Các sản phẩm cà phê chế biến khác như cà phê rang, cà phê bột… vẫn chưa xuất khẩu được nhiều.

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết đã nới lỏng việc kiểm soát cà phê chế biến của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp của tỉnh đi sâu vào chế biến và sản xuất cà phê hòa tan, nâng cao sản lượng xuất khẩu cà phê chế biến. Tổng diện tích cà phê tái canh là 2.950,25 ha/4.757,8 ha kế hoạch, đạt 62,01%.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk báo cáo tình hình cho vay thu mua xuất khẩu cà phê niêm vụ 2022-2023.

Dự kiến kế hoạch đông xuân 2022-2023, tổng diện tích cây hàng năm là 57.560 ha, trong đó: Lúa nước 40.000 ha, sản lượng 292.000 tấn; ngô 3.160 ha, sản lượng 19.700 tấn; khoai lang 2.420 ha; sắn 1.800 ha; đậu các loại 1.180 ha; rau xanh 4.100 ha; mía 1.000 ha; thuốc lá 800 ha, cây hàng năm khác 3.100 ha.

Hiện nay, Ngành NN&PTNT tập trung xây dựng kế hoạch phòng chống hạn kịp thời ứng phó khi có hạn thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô; Đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Giám sát tốt vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Advertisement

Theo đánh giá tại Hội nghị, năm 2023 sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới có nhiều biến động. Các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, liên kết sản xuất với nông dân chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, các địa phương cần quan tâm xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực; xây dựng chuỗi giá trị đối với sản phẩm sầu riêng, gạo Lắk phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ nguồn vốn cho vay thu mua xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, Ngành NN-PTNT và các địa phương tiếp tục bám sát Kế hoạch sản xuất đông xuân 2022-2023; Kế hoạch sản suất, chế biến và tiêu thụ cà phê niên vụ 2022 – 2023 và các văn bản liên quan. Tập trung chỉ đạo giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của tỉnh và toàn vùng về lương thực và đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước.

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch của tỉnh, gắn với quy hoạch nông thôn, gắn với yêu cầu Nghị quyết 23 xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thực hiện tốt kế hoạch tái canh cà phê, đảm bảo sử dụng giống tốt, đúng quy trình; Ngân hàng Nhà nước cung ứng vốn kịp thời cho doanh nghiệp chế biến và thu mua cà phê. ..

Advertisement

About admin

Check Also

Huyện M’Drắk: Triển khai công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Huyện M’Drắk năm 2024 tập trung vào công tác PCCC và CNCH, nâng cao ý …