Ghép hơn 3.000 nhánh lan rừng trên cây xanh khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk

Sáng 14/8, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên” và thực hiện cấy ghép hoa lan lên các cây xanh trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên” có sự tham gia của các thành viên đến từ nhiều đơn vị yêu lan trong cả nước

Chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên” có sự tham gia của các thành viên đến từ Hội Bảo tồn Lan rừng Việt Nam; Hội Hoa Lan tỉnh Đắk Lắk; Viện Công nghệ sinh học và Môi rường – Trường Đại học Tây Nguyên, các câu lạc bộ, hội nhóm yêu lan trong và ngoài tỉnh. Với mong muốn điểm tô thêm vẻ đẹp của một không gian xanh trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột.

Du khách ghi lại khoảnh khắc ghép nhánh lan đầu tiên lên cây xanh

Từ sự huy động nguồn giống hoa lan từ các câu lạc bộ, hội nhóm yêu hoa lan trong cả nước, chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên” bước đầu đã nhận được trên 3.000 giò lan. Toàn bộ số lan huy động đã được các Câu lạc bộ, tổ chức, nhà vườn, những người yên Lan trên khắp mọi miền tổ quốc thực hiện cấy ghép lên các cây xanh trong khuân viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Các giống lan được cấy ghép chủ yếu là giống lan rừng, lan ngoại nhập như: Thủy Tiên, Giã Hạc, Nghinh Xuân, Báo Hỉ, Giáng Hương, Dendro, Vanda …. Đây là những giống hoa lan được cấy ghép có sức sống tốt, dễ thích ứng với môi trường thiên nhiên, khí hậu tại Đắk Lắk, góp phần bảo tồn và lưu giữ những giống hoa quý trở về với thiên nhiên.

Qúa trình thực hiện cấy ghép hoa lan lên các cây xanh đòi hỏi sự tỉ mẫn về kỹ thuật lẫn cách thao tác để lan dễ thích ứng với môi trường mới

Ông Đinh Một – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho hay, chương trình “Đưa lan về với tự nhiên” là một trong những hoạt động thực hiện Đề án nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức hoạt của Bảo tàng Đắk Lắk thu hút khách tham quan và phát triển du lịch. Đây là một hoạt động thiết thực hưởng ứng chủ đề của Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2022 “Xây dựng một tương lai chung cho sự sống”;

Thành viên Hội yêu lan Đắk Lắk thực hiện phân chia trước khi cấy ghép lên cây

“Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, tổ chức ghép hoa lan lên các cây xanh đã khó nhưng để bảo quản, chăm sóc sao cho hoa nở nhiều và nếu có thể trải đều các mùa trong năm là vấn đề còn khó khăn hơn nhiều lần, vì vậy chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động nhân viên giữ gìn, chăm sóc lan, kêu gọi các câu lạc bộ, hội nhóm yêu hoa lan trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk đồng hành thực hiện ủng hộ lan và tham gia cùng chương trình này trong đợt tới.”-ông Một nhấn mạnh.

Advertisement

Hội Bảo tồn lan rừng Việt Nam đã thực hiện ươm giống lan phục vụ sẵn sàng cho đợt cấy ghép trong thời gian tới

Ông Phan Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Bảo tồn lan rừng Việt Nam cho biết, từ nay đến cuối năm, chương trình sẽ còn tổ chức thêm từ 2 đến 3 đợt, với mục tiêu trồng hoa lan lên tất cả các cây xanh tại đây. Khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk và Biệt Điện Bảo Đại còn lưu giữ khá đa dạng chủng loại cây quý hiếm, cây cổ thụ có tuổi thọ hơn một trăm năm tuổi. Đây là nơi rất phù hợp để ghép lan từ đó góp phần gìn giữ gìn giữ, bảo tồn những giống hoa lan quý hiếm trong thiên nhiên cũng như giúp du khách có điều kiện được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên nắng, gió, bản sắc khi đến với tỉnh Đắk Lắk. Qua đây chúng tôi mong muốn lan tỏa thông điệp đam mê, trồng, bảo tồn các giống hoa lan và phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm du lịch tại Đắk Lắk.

Advertisement

About admin

Check Also

Trạm CSGT Krông Búk phát hiện 3 xe vận chuyển thuốc lá lậu và pháo nổ trái phép

Trong ngày 24/12, Trạm CSGT Krông Búk phát hiện 3 vụ vận chuyển hàng cấm …