Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Tọa đàm “Khát vọng đổi thay”

Ngày 17/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức Tọa đàm “Khát vọng đổi thay” nhằm đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và phương hướng chỉ đạo triển khai hiệu quả trong thời gian tới. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10-1930- 20/10/2023).

Tham dự Tọa đàm có các đồng chí: Y Biêr Niê- Phó Bí thư Tỉnh ủy; Tô Thị Tâm -Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Hà Huy Quang – Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cùng Hội phụ nữ các huyện, thị xã và các xã điểm thuộc vùng triển khai dự án.

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã nghe đơn vị chia sẻ về kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 nói chung, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” nói riêng trên địa bàn tỉnh thời gian qua và khó khăn, đề xuất giải pháp triển khai hiệu quả trong thời gian tới.

Dự án 8 là một trong 10 Dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” giai đoạn 2021-2030, Dự án được Chính phủ giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện.

Các em học sinh huyện Ea Kar tham gia hoạt động khởi động dự án 8

Tại tỉnh Đắk Lắk, Dự án được triển khai tại 519 thôn/buôn thuộc 54 xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của 14 huyện và thị xã Buôn Hồ. Đối tượng thụ hưởng của dự án là Phụ nữ, trẻ em gái tại các xã và thôn buôn đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu chung của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.

Dự án 8 tổ chức ra mắt, tập huấn Câu Lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường TH và THCS Lý Tự Trọng xã Ea Sô, huyện Ea Kar

Năm 2022 là năm đầu triển khai Dự án, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch hàng năm 2022, 2023; thành lập Ban chỉ đạo, bộ máy giúp việc triển khai thực hiện Dự án; chỉ đạo Hội LHPN các huyện/thị xã triển khai thực hiện.

Ra mắt mô hình địa chỉ an toàn

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các huyện, thị xã Buôn Hồ đã tập trung tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, đặc biệt đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về nội dung cơ bản của Dự án 8 trên các nhóm Zalo, Facebook, cổng thông tin điện tử của Hội; Mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội chủ chốt các cấp, các chi hội trưởng, thành viên tổ truyền thông cộng đồng, người có uy tín, già làng, trưởng thôn/buôn thực hiện Dự án tại vùng triển khai dự án. Tổ chức Hội thi “Phụ nữ dân tộc thiểu số tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022”…

Tập huấn truyền thông tại huyện Buôn Đôn

Đặc biệt các cấp Hội đã đẩy mạnh việc thành lập, ra mắt các mô hình, tổ truyền thông tại các địa phương. Tính đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 109 mô hình/CLB trong đó mô hình điểm của tỉnh là 12 mô hình (10 MH “Tổ truyền thông cộng đồng”; 01 MH “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, 01 MH Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; Cấp huyện thành lập được 97 MH ( gồm: 94 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”; 02 mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, 01 MH CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các địa phương thuộc vùng thực hiện Dự án). Đây là những hoạt động bước đầu của việc triển khai tổ chức thực hiện Dự án, tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động, mô hình thuộc Dự án 8 tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả, đúng mục đích.

Chia sẻ tại Tọa đàm, đồng chí Tô Thị Tâm – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, đây là lần đầu tiên Hội LHPN được Chính phủ giao chủ trì 1 dự án lớn cả về quy mô và nguồn lực nên trong quá trình triển khai. Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã rất nỗ lực, phát huy vai trò cơ quan chủ trì tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện Dự án và đạt một số kết quả bước đầu trong công tác thông tin, truyền thông, vận động nhằm lan tỏa Chương trình; nâng cao năng lực cho cán bộ phụ nữ các cấp trong tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn cho 2.145 cán bộ hội, chi hội phụ nữ; thành lập 123 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”…. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, kinh phí thực hiện và giải ngân mới chỉ 4,5%KH (KH phân bổ vốn: 29,9 tỷ đồng). Khó khăn hiện nay của cấp do thiếu kinh nghiệm; các văn bản hướng dẫn khá nhiều, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, chưa có cán bộ chuyên trách để tham mưu chuyên sâu; đều thiếu về số lượng, phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.

Advertisement

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Y Biêr Niê – Phó Bí thư Tỉnh ủy biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp hội phụ nữ trong việc triển khai thực hiện Dự án 8 thời gian qua. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 1719 nói chung, Dự án 8 nói riêng trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sẽ tiếp tục bám sát định hướng của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tổ chức thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình 1719 đảm bảo tiến độ Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và hằng năm đề ra. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng; đồng thời đề xuất, kiến nghị Trung ương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư của Chương trình.

Hội LHPN các huyện tham gia chia sẻ thuận lợi và khó khăn quá trình triển khai dự án tại địa bàn

Đề nghị các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng trên các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp từ tỉnh đến đến cơ sở. Nghiên cứu tổ chức hội thi/liên hoan chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình sáng tạo, hiệu quả góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tại các cấp và nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh.

Advertisement

About admin

Check Also

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh ứng trực 100% quân số dịp Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Trong buổi Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, lực lượng cảnh sát …