Hội nghị đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng cơ chế hòa giải cho doanh nghiệp

Sáng 5/11, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực – Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 (Bộ Tư Pháp) tổ chức hội nghị đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật về các cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh trong bối cảnh hiện nay, trong đó tập trung cơ chế hòa giải thương mại cho doanh nghiệp.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk

Hội nghị được tổ chức theo 2 hình thức trực tiếp tại 3 điểm cầu và trực tuyến qua nền tảng Zoom. Tại điểm cầu Đắk Lắk có lãnh đạo Hội Nữ trí thức tỉnh Đắk Lắk và Hội Nữ Doanh nhân Buôn Ma Thuột, văn phòng luật sư, đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.

Hội nghị tại điểm cầu Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến các nội dung gồm: Tổng quan về các cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh trong bối cảnh hiện nay; Một số vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp trực tuyến trong những năm gần đây; Những vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19; Các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng – những vấn đề cần lưu ý.

Bà Bùi Thị Lan – Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột tham gia ý kiến

Bên cạnh đó, các luật sư, doanh nghiệp cũng đã tập trung thảo luận trao đổi làm rõ một số nội dung: Những tranh chấp kinh doanh thường gặp và hướng giải quyết hiện nay; Lợi thế của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh của doanh nghiệp; Một số quy định về trọng tài thương mại, trọng tài viên và tổ chức trọng tài thương mại doanh nghiệp cần quan tâm; Xu hướng chung của thế giới về các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Việt Nam; Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại.

Advertisement

Hội nghị có sự tham gia của doanh nghiệp nữ và đội ngũ luật sư trên đia bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ tại hội nghị, các luật sư cho biết, pháp luật hiện hành công nhận 4 phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài ; Tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp.

Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý.

Advertisement

About admin

Check Also

Tủ sách pháp luật ở vùng biên

Mô hình “Tủ sách pháp luật” tại Đồn Biên phòng Ia Rvê đã góp phần …