Hội thảo cấp Quốc gia “80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 – 2023) – Khơi nguồn động lực phát triển”

Sáng 27/02, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo cấp Quốc gia “80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 – 2023) – Khơi nguồn động lực phát triển”.


Các đồng chí Chủ tọa Hội thảo tại điểm cầu chính (ảnh chụp màn hình)

Chủ tọa Hội thảo tại điểm cầu chính có các đồng chí: Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, chủ trì Hội nghị; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị – Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Dự Hội nghị tại điểm cầu chính còn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk, đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí H’ Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.


Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Hội thảo gồm 2 phiên chuyên đề “Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam” và “Văn hóa, con người Việt Nam – Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới”.

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943. Theo đó, Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh soạn thảo, được công bố năm 1943 là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản đề cương do cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, tinh thần của bản đề cương đã tạo ra sự chuyển động, thay đổi, phát triển của văn hóa Việt Nam, càng ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững.


Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Hội thảo (ảnh chụp màn hình)

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Hội thảo hôm nay một lần nữa khẳng định lịch sử, ý nghĩa to lớn mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943. Trong suốt 80 năm qua, trên cơ sở kiên định, nhất quán những quan điểm nền tảng của Đề cương, qua từng giai đoạn lịch sử phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cuả cách mạng, Đảng ta đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung, phát triển tư duy lý luận, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Qua đó cho thấy, định hướng chiến lược của Đề cương, nhất là 3 nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa của Đảng đã được Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về bản chất, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời xã hội, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhìn lại lịch sử 80 năm có thể khẳng định, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc ta. Giá trị lớn lao và sức sống bền vững của đề cương đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu.

Advertisement
Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh soạn thảo, được công bố năm 1943 là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Đề cương gồm 05 phần: Phần (I): “Cách đặt vấn đề”; phần (II): “Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam”; phần (III): “Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp”; phần (IV): “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam” và phần (V): “Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mácxít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa Mácxít Việt Nam”. Nội dung cơ bản của Đề cương thể hiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc.
Advertisement

About admin

Check Also

Đâm chết bạn cùng phòng trong cơ sở cai nghiện

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh tạm giữ đối tượng Nguyễn …