Hội thảo “Phục hồi rừng và việc sử dụng đất của người dân ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk”

Sáng 20/7, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức Hội thảo “Phục hồi rừng và việc sử dụng đất của người dân ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk”.

Tham dự Hội thảo có chuyên gia Tropenbos Việt Nam, nhà khoa học, chính quyền địa phương và các hộ nông dân trên địa bàn.

Đại biểu tham dự hội thảo

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã cung cấp kết quả nghiên cứu về sử dụng đất, về phục hồi rừng ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk, Giới thiệu hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng-nông lâm kết hợp, xây dựng các mô hình phục hồi rừng ở vùng đệm các khu rừng đặc dụng trong vùng và tăng cường tiếng nói của người dân, cộng đồng về ổn định quyền sử dụng đất gắn với cải thiện sinh kế theo cách tiếp cận phục hồi cảnh quan rừng, nông lâm kết hợp.

Chương trình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình phục hồi rừng và nông lâm kết hợp

Tropenbos Việt Nam cho biết, nhiều năm qua đơn vị rất quan tâm đến hoạt động phục hồi cảnh quan rừng bằng các biện pháp PHR và NLKH thích ứng với BĐKH ở Tây Nguyên, đặc biệt là ở cấp độ cộng đồng và hộ gia đình sống trong vùng lưu vực sông Srepok của tỉnh Đắk Lắk. Nội dung hỗ trợ kỹ thuật của Tropenbos Việt Nam bao gồm: Thiết kế mô hình, Tập huấn kỹ thuật, Cung cấp cây giống / vật tư xây dựng mô hình, và cử chuyên gia hướng dẫn người dân xây dựng mô hình.

Đối tượng được hưởng lợi từ chương trình là nông dân trên địa bàn phải thực hiện cam kết: Tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật (như xử lý đất, đào hố, bón phân, trồng cây…) đúng theo thiết kế và hướng dẫn kỹ thuật của Tropenbos Việt Nam đễ xây dựng thành công mô hình. Chăm sóc tốt vườn mô hình (như trồng dặm cây chết, tưới nước, bón phân dặm, bảo vệ thực vật…) để cây trồng trong mô hình được bảo vệ và phát triển. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các gia đình khác, với thành viên khác trong địa phương để cùng nhau học tập, nhân rộng, phát triển mô hình ra các địa bàn khác. Chấp hành mọi nội quy, hướng dẫn của UBND xã và các cơ quan chức năng về việc xây dựng mô hình phục hồi rừng, nông lâm kết hợp trên địa bàn xã.

Bản đồ phục hồi rừng huyện Lắk và Krông Bông do Tropenbos Việt Nam triển khai

Kết quả tổng hợp từ dữ liệu bản đồ đã ghi nhận có tổng số 10,262 khu vực cần PHR với tổng số 29,692.98 ha trên toàn tỉnh, nằm rải rác trên 313 tiểu khu, thuộc địa bàn của 71 xã của 13 huyện, thành phố.

Số lượng các khu vực cần PHR tập trung nhiều nhất ở huyện Ea Súp với 6,066 khu vực với 15,728.0 ha. Các huyện có nhiều khu vực PHR khác gồm có Ea H’Leo, M’Đrắk, Cư M’gar với trên 500 khu vực có diện tích trên 1,300 – 4,200 ha ở mỗi huyện.

Advertisement

Riêng ở 02 huyện Krông Bông và Lắk, số khu vực cần PHR cũng trên 400 khu vực, cụ thể ở huyện Krông Bông là 426 khu vực với 2,736.5 ha, huyện Lắk có 435 khu vực với 1,500.8 ha.

Các địa phương có số lượng khu vực PHR ít cũng là những địa phương còn diện tích rừng tự nhiên không nhiều, như các huyện Krông Na, Cư Kuin, Krông Pắc và thành phố Buôn Ma Thuột.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về khó khăn và khuyến nghị hướng giải quyết vấn đề như: Những khu vực đất lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp hoặc vẫn còn tranh chấp quyền sử dụng thì chưa thể thực hiện PHR; Hưởng lợi từ rừng và ĐLN giao cho CĐ, HGĐ quản lý không có hoặc ít ỏi, chưa thể khuyến khích họ trong bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng; Chủ rừng là có mong muốn PHR gặp nhiều khó khăn và thiếu quyền tự quyết.

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa thể triển khai phục hồi rừng (PHR) khi vấn đề tranh chấp đất đai chưa được giải quyết ở những khu vực còn mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp (ĐLN), đang canh tác nông nghiệp (NN) trên đất lâm nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm tăng cường năng lực cho chính quyền để hướng dẫn PHR cụ thể để người dân; cũng như đào tạo nguồn nhân lực, thông tin và chuyên môn về PHR để có thể tư vấn cho cộng đồng, hộ gia đình (HGĐ) ở các thôn, buôn.

Advertisement

About admin

Check Also

Bắt giữ đối tượng cướp giật 430 tờ vé số của một cụ bà

Công an TP. Buôn Ma Thuột tạm giữ đối tượng Nguyễn Thuận Thảo về hành …