Sáng 24/2, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp với Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc Ngày thơ Việt Nam tại Đắk Lắk với chủ đề “Bản hoà âm trên cao nguyên”.
Đến tham dự Ngày Thơ có các đồng chí: Huỳnh Thị Chiến Hòa – Chủ tịch HĐND tỉnh; Huỳnh Chiến Thắng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; văn nghệ sĩ và đông đảo công chúng yêu thơ.
Đồng chí Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu ..
..và đánh trống khai mạc Ngày hội
Với chủ đề “Bản hòa âm trên Cao nguyên”, chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Đắk Lắk năm nay mang đến cho công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của 54 dân tộc anh em và những tác phẩm tiêu biểu viết về thiên nhiên, vùng đất, con người của Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày thơ Việt Nam tại Đắk Lắk
Không gian Ngày thơ Việt Nam tại Đắk Lắk đã khắc họa nổi bật chủ để của Ngày thơ đó là sự đoàn kết các dân tộc. Trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra các hoạt động như: Trưng bày, giới thiệu các tác phẩm thơ ca của các tác giả trong và ngoài tỉnh; kết nối giữa nhà thơ với người yêu thơ, công chúng yêu văn học nghệ thuật; Triển lãm ảnh, tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc, trưng bày sách….
Trưng bày sách tiểu thuyết tại Ngày thơ thu hút đông đảo công chúng thưởng lãm
Người dân xin chữ đầu năm tại gian hàng thư pháp
Theo nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, chương trình là sự hòa quyện giữa trình diễn thơ, âm nhạc, hội họa mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc, góp phần lan tỏa tình yêu với văn học nghệ thuật đến với nhiều tầng lớp của công chúng. Ngày thơ tại Đắk Lắk có nhà văn nhà thơ, các nghệ sĩ và đồng thời có công an, bộ đội, có các em học sinh, có giáo viên và rất nhiều công chúng.
Trao Giấy chứng nhận Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Marathon “Mùa xuân trên thành phố Buôn Ma Thuột”
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tổ chức cho các đội nhóm, câu lạc bộ, các nghệ nhân của các dân tộc khác nhau ở tại các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Tất cả mọi người cũng chọn điều mới mẻ nhất, tươi vui nhất để mang đến với Ngày thơ.
Viết chữ thư pháp nghệ thuật hưởng ứng tại Ngày thơ
Chúng tôi cũng mong muốn Ngày thơ là dịp mà tất cả công chúng và người yêu văn học nghệ thuật chờ đợi để khởi đầu cho một năm mới đối với hoạt động văn học nghệ thuật- Nhà văn Niê Thanh Mai chia sẻ.
Đông đảo học sinh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tham gia Ngày thơ Việt Nam
Biểu diễn tiết mục múa “Sắc xuân vùng cao H’Mông” tại ngày thơ
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thiên Văn -Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hơn 22 năm qua, Ngày thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm theo quyết định của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngày thơ năm nay với chủ đề “Bản hoà âm đất nước” tại Đắk Lắk là một hoạt động ý nghĩa chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024); chuẩn bị cho tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (22/111904- 22/11/2024). Năm 2024, chúc các văn nghệ sĩ tiếp tục có nhiều tác phẩm mới, đáp ứng được sự mong đợi của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Đại biểu thực hiện nghi thức thả thơ
Nhân dịp này, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk đã phát động đợt sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (22/11/1904- 22/11/2024); trao Giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải đồng hạng tại cuộc thi Ảnh nghệ thuật Marathon “Mùa xuân trên thành phố Buôn Ma Thuột”; UBND TP. Buôn Ma Thuột đã trao tặng bộ chiêng cho đội chiêng Mường, xã Hòa Thắng.