Phát huy hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (Dak Lak IOC) đang mở rộng thêm dịch vụ đô thị thông minh ở nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng, môi trường… góp phần thúc đẩy nhanh lộ trình xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh.

Kết nối dữ liệu nguồn và người dân

Theo Dak Lak IOC, từ 1-9-2021, đơn vị đã triển khai chính thức 5 dịch vụ đô thị thông minh tại TP. Buôn Ma Thuột và các huyện Cư M’gar, Ea Kar, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ.

Kỹ sư Dak Lak IOC vận hành hệ thống dịch vụ đô thị thông minh

Tại TP. Buôn Ma Thuột, các dịch vụ được triển khai gồm: giám sát, điều hành kinh tế và xã hội; an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông; dịch vụ phản ánh hiện trường; giám sát an toàn thông tin mạng; giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Tại Thị xã Buôn Hồ, các huyện Cư M’gar, Ea Kar, Krông Năng đang triển khai dịch vụ phản ánh hiện trường.

Sau gần 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, về hạ tầng, IOC đã hoàn thành lắp đặt hệ thống camera giám sát, wifi, 27 màn hình tại phòng giám sát, 9 màn hình tại phòng điều hành (chạy thử nghiệm sẵn sàng các dịch vụ từ ngày 1-7-2021).

Thống kê của Trung tâm IOC cho biết, 06 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 499 lượt truy cập và tải các ứng dụng (Đắk Lắk G 05 lượt tải, Đắk Lắk trực tuyến 57 lượt tải, Tương tác người dân Đắk Lắk 07 lượt tải; Cổng tương tác công dân có 371 lượt truy cập, Cổng Tương tác người dân Đắk Lắk có 59 lượt truy cập).

Tại thành phố Buôn Ma Thuột, dịch vụ phản ánh hiện trường triển khai rất hiệu quả, người dân thường xuyên gửi phản ánh liên quan tới lấn chiếm lòng lề đường, xả rác không đúng nơi quy định qua ứng dụng “Đắk Lắk trực tuyến”. Thống kê tại thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Cư M’gar từ ngày 18/5/2021 đến ngày 14/06/2022, đã tiếp nhận 186 phản ánh của người dân gửi tới hệ thống: trong đó đã xử lý 175 (119 trong hạn, 56 quá hạn), đang xử lý 09 (06 trong hạn, 03 quá hạn), không đủ điều kiện 2 phản ánh.

Ông Trần Xuân Tiệp – Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (Dak Lak IOC) cho biết, năm 2022 đã thực hiện đã kết nối thành công 109 camera công an phường Thống nhất và 23 camera Công an tỉnh. Triển khai chức năng AI giao thông cho 3 camera Công an tỉnh; Phối hợp với các đơn vị hoàn thành module điều hành xử lý trên cả phiên bản web và app.

“Dak Lak IOC đã quan tâm đầu tư nâng cấp tính năng cho dịch vụ, đơn cử như dịch vụ giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông, hệ thống có khả năng phân tích dữ liệu về lưu lượng giao thông, loại phương tiện giao thông để tự động cảnh báo, dự báo các trường hợp kẹt xe. Khả năng tiếp nhận và truy vết thông tin trong một số trường hợp đối tượng nghi phạm di chuyển, hệ thống camera đã được số hóa vị trí trên bản đồ tại nhiều điểm sẽ tự động ghi hình, chụp biển số xe, xác định hướng di chuyển. Hiện Công an tỉnh đang triển khai sử dụng thử nghiệm nhận cảnh báo vi phạm giao thông được thu thập từ các Camera, sau khi phân tích bằng công nghệ AI sẽ gửi tự động lên hệ thống”- Ông Tiệp thông tin.

Để tăng dữ liệu nguồn và hướng đến dịch vụ “thông minh” hơn, Trung tâm đã tập trung vào dịch vụ giám sát, điều hành kinh tế – xã hội là ứng dụng hỗ trợ lãnh đạo UBND tỉnh, sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong việc chỉ đạo điều hành, theo dõi chi tiết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đến nay, IOC đã cập nhật 16 nhóm chỉ tiêu giám sát từ năm 2010 đến năm 2020 như: về vốn đầu tư, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; theo dõi chỉ số PCI, PAPI, ICT về điểm số, thứ hạng tòan quốc, thứ hạng trong vùng Tây Nguyên.

Điểm nổi bật nhất là dịch vụ giám sát dịch vụ công trực tuyến, Dak Lak IOC đã tiến hành gửi báo cáo tình hình điều hành xử lý số liệu hồ sơ quá hạn đến trung tâm phục vụ hành chính công và 15 huyện, thị xã, thành phố hằng tuần. Trong đó chủ yếu là hồ sơ TTHC quá hạn thuộc lĩnh vực thuế, Tài nguyên Môi trường để đôn đốc các đơn vị xử lý hồ sơ đúng tiến độ.

Có thể thấy, dịch vụ giám sát đô thị thông minh bước đầu đã được kết nối thuận tiện hơn cho người dân, góp phần đổi mới phương thức điều hành, xử lý công việc của các cơ quan nhà nước với mục tiêu lấy người dân là trung tâm. Thông qua các phản ánh của người dân, IOC hướng đến sẽ cài đặt ứng dụng Đắk Lắk trực tuyến và Đắk Lắk G tuyên truyền hình thành thói quen tương tác với chính quyền để người dân được phục vụ tốt hơn – Ông Tiệp nhấn mạnh.

Mở rộng dịch vụ và tiện ích thông minh

Theo ông Trần Xuân Tiệp, để đảm bảo số liệu phát triển kinh tế – xã hội cập nhật thường xuyên đáp ứng nhu cầu của UBND tỉnh trong lãnh đạo, điều hành. Đơn vị đang trình phương án liên thông phần mềm giữa các ngành Thuế, kho bạc, công an; đồng thời đẩy mạnh truyền thông về “Đắk Lắk trực tuyến” “Đắk Lắk G” cho cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh và người dân. Hướng đến ứng dụng phải mang tính thân thiện, giao diện hiện đại, có cập nhật tin tức đô thị, quy hoạch, thời tiết…đồng bộ với phần mềm giám sát của Bộ TT&TT.

Advertisement

Dak Lak IOC giám sát chặt chẽ tình hình xử lý hồ sơ hành chính công trực tuyến

Qua quá trình chạy thử nghiệm các dịch vụ, Trung tâm sẽ đánh giá hiệu quả đồng thời tiến hành ký kết với doanh nghiệp cung cấp để nâng cấp dịch vụ giám sát, điều hành kinh tế và xã hội; an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông; dịch vụ phản ánh hiện trường hướng tới sẽ mở rộng ứng dụng y tế thông minh; thành lập kênh tiếp nhận thông tin của người dân qua ứng dụng giao tiếp Zalo, Facebook của IOC. Hệ thống thông tin báo cáo liên thông dữ liệu để giám sát, tích hợp thêm bản đồ du lịch thông minh, quan trắc môi trường, giao thông đô thị..

Đối với dịch vụ giám sát an ninh trật tự đô thị, ứng dụng công nghệ nhận dạng trên các camera thường, camera sẵn có để khai thác tốt hơn, chủ động hơn, hỗ trợ đắc lực cho hệ thống giao thông đô thị, giúp chủ động điều phối lực lượng xử lý tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông- Ông Tiệp nhấn mạnh.

VNPT Đắk Lắk đề xuất mở rộng chức năng dịch vụ giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông

Với vai trò đồng hành thí điểm, cung ứng dịch vụ, ông Nguyễn Văn Thản- Giám đốc Trung tâm CNTT- VNPT Đắk Lắk cho hay, để xây dựng phương án phát huy hiệu quả các dịch vụ đang triển khai, VNPT Đắk Lắk xây dựng giải pháp Tích hợp SmartBot; Mở rộng lĩnh vực tiếp nhận phản ánh; Mở rộng lĩnh vực tiếp nhận phản ánh; Đẩy mạnh tuyên truyền Dịch vụ phản ánh hiện trường

Đối với dịch vụ giám sát, điều hành kinh tế và xã hội, kết nối chính thức hệ thống LRIS báo cáo liên ngành; Đề xuất bổ sung chỉ tiêu, báo cáo cho dịch vụ giám sát KT-XH; Video vi phạm; Hình ảnh chụp cận cảnh phương tiện vi phạm rõ biển số có kèm tọa độ ; Hình ảnh chụp cận biển số; Hình ảnh chụp vị trí đặt camera;

Đối với dịch vụ giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đề xuất thuế sử dụng Igate để tăng cường giám sát các hồ sơ liên thông; đề xuất ngành thuế cung cấp dữ liệu để tích hợp giám sát các hồ sơ liên thông

VNPT Đắk Lắk đã lên phương án kết nối hệ thống giám sát web site, hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) đã thực hiện đưa link của các hệ thống vào giao diện quản lý màn hình của (Dashboard IOC) cho dịch vụ giám sát an toàn thông tin; giám sát lưu lượng web bộ thông tin truyền thông; Lựa chọn các chỉ tiêu giám sát, thực hiện tích hợp- Ông Thản chia sẻ.

Sở TT&TT vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan mình cài đặt ứng dụng Đắk Lắk G để sử dụng tuyên truyền cho người dân biết vài cài đặt ứng dụng Đắk Lắk trực tuyến để tương tác với chính quyền.

Tất cả dịch vụ đô thị thông minh đều cung cấp thông tin đến chính quyền qua ứng dụng Đắk Lắk G, cung cấp cho người dân qua ứng dụng Đắk Lắk trực tuyến.

Cổng tương tác công dân: http://tuongtaccongdan.daklak.gov.vn

Tài liệu hướng dẫn sử dụng: http://tuongtaccongdan.daklak.gov.vn/tai-lieu-huong-dan-su-dung.html

Advertisement

About admin

Check Also

Cần xử lý nghiêm việc khai thác đất trái phép tại xã Chứ Kbô

Tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Chứ Kbô (huyện Krông Búk) gây …