Ngày 30/9, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Tăng cường canh tác nông lâm kết hợp và cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk” tại huyện Lắk.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các tham luận về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và canh tác nông lâm kết hợp, cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Lắk; hỗ trợ kỹ thuật của Tropenbos Việt Nam đối với các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (phương pháp tiếp cận, tiến trình thực hiện, một số khuyến nghị chính sách…); giới thiệu, hướng dẫn thực hành canh tác nông lâm kết hợp ở lưu vực sông Sêrêpốk.
Chuyên gia Tropenbos Việt Nam báo cáo kết quả hỗ trợ các mô hình tại địa bàn huyện Lắk
Trong những năm qua, Tropenbos Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật cho một số hộ dân ở huyện Lắk xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) và cải tạo vườn cà phê theo hướng NLKH trên các chân đất không phù hợp. Các hoạt động này giúp người dân có cách nhìn về việc sử dụng đất hợp lý và canh tác nông lâm kết hợp đối với những diện tích cà phê trồng thuần nhằm tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững, thích ứng và nâng cao khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu. Thống kê từ năm 2019-2021, Tropenbos Việt Nam đã hỗ trợ cho 41 hộ xây dựng mô hình với 13.717 cây trồng trên diện tích 37,2 ha.
Các hộ dân triển khai mô hình nông lâm kết hợp tham gia hội thảo
Trong năm 2022, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp nghiệt đới đã hỗ trợ cây giống, phân bón, thuộc bảo vệ thực vật để triển khai mô hình nông lâm kết hợp tại 04 xã: Bông Krang, Đăk Phơi, Đăk Nuê và Nam Ka với quy mô 30,2ha, trồng các loại cây là: 11.725 cây, trong đó: Giổi ghép: 4.145 cây, Mít thái ghép 2.870 cây, nhãn ghép 405 cây, Sao đen 2.820 cây, Sưa đỏ 1.485 cây, Phân bón 5.200 kg, 82 kg thuốc diệt mối. Qua gần 2 tháng triển khai mô hình nhìn chung cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
Theo đánh giá của các chuyên gia, điều kiện đất đai và khí hậu của huyện có tiềm năng để sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và NLKH nói riêng. Người dân nhiệt tình, năng động tìm kiếm, học tập và mạnh dạn thử nghiệm các loài cây, con, mô hình canh tác mới về sản xuất NLKH. Người dân địa phương rất quan tâm học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để trồng phát triển các mô hình NLKH có hiệu quả về kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Chuyên gia Đại học Tây Nguyên hướng dẫn cộng đồng trồng cây trong mô hình
Tại Hội thảo, các chuyên gia khuyến nghị địa phương cần quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn và hỗ trợ lãi xuất vốn vay để xây dựng các câu lạc bộ; nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ cung ứng, tiêu thụ, chuyển giao công nghệ và xây dựng các nhóm nông dân tham gia sản xuất cà phê chứng nhận như cà phê 4C, cà phê UTZ trên địa bàn huyện.
Địa phương cần kế thừa và phát huy các điểm mạnh, điểm tích cực trong cách tiếp cận xây dựng và nhân rộng mô hình của dự án. Tiếp tục truyên truyền và quảng bá hình ảnh của mô hình không chỉ trong xã, huyện mà còn đến các nơi khác. Sử dụng mô hình như một cộng cụ thúc đẩy tiến trình phục hồi rừng và cải thiện sinh kế trong vùng.
Hội thảo là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện chính sách về phát triển và phục hồi rừng ở Tây Nguyên gắn liền với cải thiện sinh kế cho người dân và cộng đồng địa phương trong thời gian tới.
Tại huyện Krông Bông, trong giai đoạn 2019 – 2022, Tropenbos Việt Nam đã hỗ trợ 62 lượt hộ và 1 cộng đồng với gần 110 ha diện tích, gần 13.280 loại cây trồng các loại (sưa đỏ, gáo vàng, giáng hương, sao đen, dổi lấy hạt, dổi thực sinh, dổi ghép, tràm ghép…) tại 4 xã Hòa Phong, Khuê Ngọc Điền, Yang Mao và Hòa Lễ. Tất cả các mô hình này đều đang phát triển tốt, hiện nay đã có thể phát huy vai trò che bóng, giữ ẩm góp phần tăng hiệu quả môi trường và kinh tế cho chủ hộ trong hệ thống nông lâm kết hợp. |