Tăng cường phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Toàn tỉnh Đắk Lắk có 942 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Thời gian qua, người có uy tín trên địa bàn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh trật tự vùng ĐBDTTS, trở thành lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân.

Với đặc trưng là nơi cư trú của 49 dân tộc anh em, tỉnh Đắk Lắk có bà con đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số. Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có uy tín trong ĐBDTTS đã phát huy sức mạnh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng buôn làng ngày càng phát triển. Người có uy tín ngày càng đóng vai trò to lớn trong công tác vận động ĐBDTTS xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Người có uy tín tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. (Ảnh: baodaklak.vn)

Ông Phan Mạnh Hùng – người có uy tín ở thôn 10 (xã Ia Rvê, huyện Ea Súp) luôn gương mẫu, đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh, quốc phòng khu vực biên giới, trở thành tấm gương cho bà con học tập và noi theo. Là người uy tín trong ĐBDTTS, ông Phan Mạnh Hùng đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng, tham gia các mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: các Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới; Tổ tự quản an ninh trật tự thôn; Câu lạc bộ Phụ nữ không vi phạm quy chế biên giới; Câu lạc bộ Bảo vệ đường biên, mốc giới. Hiện, toàn xã có 12 tổ an ninh thôn và tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới được đông đảo người dân sống ở vùng biên tham gia. Điều này đã mang lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ chủ quyền và an ninh khu vực biên giới.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tặng các suất quà cho người có uy tín năm 2022

Với những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ông Phan Mạnh Hùng tiếp tục nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, các cấp chính quyền bảo vệ biên cương của Tổ quốc, giữ vững trật tự an ninh khu vực biên giới để phát triển kinh tế, giúp đời sống Nhân dân ngày càng ổn định.

Bà H Bliăk Niê là người có uy tín trong ĐBDTTS tại buôn Kram (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin). Bà luôn tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới và tích cực lan tỏa phong trào đến cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn. Để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, bà H Bliăk Niê đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng phong trào, cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng” được vận dụng vào thực tiễn. Từ đó, người dân đã hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới để chủ động hưởng ứng, tích cực tham gia cùng Nhà nước và trở thành người thụ hưởng các thành quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đến nay, xã Ea Tiêu đã về đích nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 44,7 triệu đồng/người/năm. Đời sống kinh tế – văn hóa ngày càng được nâng cao.

Advertisement

Theo bà H Yâo Knul – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, người có uy tín có vị trí, vai trò to lớn trong tuyên truyền, vận động ĐBDTTS nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống tốt đẹp. Nhờ đó, ĐBDTTS đã có ý thức hơn, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, buôn làng.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh H’Yâo Knul trao tặng Giấy khen cho người có uy tín

Ngoài ra, hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với tâm huyết và trách nhiệm, người có uy tín đã tích cực vận động, giáo dục con cháu, cộng đồng dân cư bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; vận động đồng bào xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, buôn văn hóa, đấu tranh loại bỏ những hành vi lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Người có uy tín được xác định là nhân tố quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc anh em trên cao nguyên Đắk Lắk.

Nhằm phát huy vai trò người có uy tín, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách dành cho người có uy tín trên địa bàn. Riêng trong năm 2022, tỉnh đã tổ chức 5 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho hơn 300 người có uy tín; tổ chức 9 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho hơn 660 người có uy tín; tổ chức 11 Đoàn người có uy tín đi giao lưu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 881 người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022; hỗ trợ, thăm hỏi, thăm viếng 156 trường hợp người có uy tín gặp khó khăn, bị ốm đau, người có uy tín và thân nhân người có uy tín qua đời; kịp thời gặp mặt, biểu dương, khen thưởng người có uy tín có thành tích xuất sắc trong các hoạt động tại địa phương…

Advertisement

About admin

Check Also

Cần xử lý nghiêm việc khai thác đất trái phép tại xã Chứ Kbô

Tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Chứ Kbô (huyện Krông Búk) gây …