Tháo gỡ khó khăn về quy định mức chi trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại tỉnh Đắk Lắk đạt nhiều thành công nhưng gặp khó khăn về mức chi. Các nhà lãnh đạo, quản lý VHTT – DL chia sẻ lo ngại và đề xuất ban hành chính sách để nâng cao chất lượng hoạt động.


Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định mức chi một số nội dung. Báo Đắk Lắk ghi nhận những ý kiến tâm huyết, băn khoăn, trăn trở của các nhà lãnh đạo, quản lý ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT – DL) về vấn đề này.

Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin (VH-TT) TP. Buôn Ma Thuột Võ Tiến Dũng chia sẻ rằng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) diễn ra rất sôi nổi, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên định mức chi cho các hoạt động, công tác tập luyện của diễn viên đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động TDTT chưa có một chính sách cụ thể. UBND TP. Buôn Ma Thuột đã có Công văn số 2974/UBND-TCKH, ngày 4/9/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh định mức chi các hoạt động văn nghệ – thông tin tuyên truyền, TDTT. Đến nay định mức này không còn phù hợp nữa, mức chi thấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của diễn viên, ban nhạc cũng như các hoạt động chung về văn hóa, văn nghệ, TDTT trên địa bàn thành phố. Do đó, chúng tôi mong muốn các sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh có một chính sách chung, ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh quy định định mức chi cho các lĩnh vực hoạt động về văn hóa, văn nghệ, TDTT để có quy định chung nhằm tạo điều kiện, động viên, nâng cao mức sống cho văn nghệ sĩ, diễn viên không chuyên cũng như chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, văn nghệ của thành phố và các phường, xã trên địa bàn.

Trưởng Phòng VH-TT huyện Cư M’gar Võ Sỹ Tùng phát biểu về nhiều khó khăn trong thực hiện mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Cư M’gar gặp một số khó khăn: Chưa có mức chi cụ thể cho các chương trình văn hóa, văn nghệ để áp dụng chi chế độ hoặc tiền công. Số lượng diễn viên, nghệ nhân biên chế không có, đa phần mời cộng tác viên để tham gia các chương trình, tuy nhiên quy định để áp dụng chi trả cho các hoạt động không cụ thể, vận dụng các quy định liên quan thì không đúng và mức chi thấp không phù hợp. Số buổi tập giới hạn 10 buổi nếu chương trình mới thì thời gian ngắn không thể hoàn thành tốt. Chế độ chi trả cho ban giám khảo, tổ thư ký, tổ phục vụ hay ban tổ chức cũng không có quy định. Bên cạnh đó, mức chi cho tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật khi mời ca sĩ, nghệ nhân cũng không có quy định thanh toán. Mức khen thưởng cho các cuộc thi chưa có quy định cụ thể cho cá nhân và tập thể. So với mức tiền công lao động phổ thông hiện tại thì mức chi cho cộng tác viên còn thấp. Một phần do chưa có quy định rõ ràng và cụ thể để bảo vệ dự toán hoạt động, một phần so ngân sách cấp thấp so với hợp đồng thuê khoán thương thảo theo thực tế với cộng tác viên ngoài biên chế.

Trưởng Phòng VH-TT huyện Krông Năng Nguyễn Văn Vỹ đề xuất cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về mức chi để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện. Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương cũng đang đối mặt với không ít khó khăn như kinh phí eo hẹp, chất lượng các tiết mục còn kém, cán bộ phụ trách văn hóa cơ sở còn thiếu và chuyên môn chưa tốt. Mặt khác, do chưa có quy định về mức chi cụ thể nên việc lập dự toán để xin kinh phí và thanh quyết toán sau khi tổ chức các hoạt động văn hóa, các chương trình văn nghệ vô cùng khó khăn vì không có căn cứ pháp lý cụ thể, đặc biệt là đối với cấp cơ sở. Do đó, chưa có sự đồng bộ trong việc chi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ giữa các địa phương. Định mức thù lao, bồi dưỡng theo quy định hiện nay là quá thấp so với ngày công lao động và chi phí sinh hoạt chung của xã hội. Chúng tôi đề xuất cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về mức chi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương, cơ sở thuận tiện trong việc xây dựng dự toán và thanh quyết toán các hoạt động, hạn chế tối đa sai sót, vi phạm về quản lý, chi tiêu ngân sách. Nâng định mức thù lao, bồi dưỡng đối với diễn viên, biên đạo, dàn dựng chương trình…

Advertisement

Phó Giám đốc Sở VHTT – DL Lại Đức Đại nhấn mạnh về việc giải quyết bất cập về hành lang pháp lý cho công tác lập dự toán, thanh quyết toán trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hiện nay, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng chưa có văn bản quy định cụ thể, vì vậy việc thực hiện mức chi chủ yếu dựa trên thể lệ cuộc thi, theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được giao tổ chức cân đối với kinh phí được giao hoặc vận dụng các quy định ở lĩnh vực khác. Mức chi giải thưởng cũng không thống nhất, có sự chênh lệnh giữa các cuộc thi thậm chí mức chi của một số địa phương (cấp huyện) cao hơn mức chi cấp tỉnh, gây lúng túng cho các đơn vị tổ chức. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng của tỉnh năm 2024 do Sở VHTT – DL tổ chức thực hiện chưa được Kho bạc Nhà nước thanh toán mà chỉ cho tạm ứng đến khi ban hành nghị quyết quy định về mức chi về nội dung này. Để giải quyết bất cập về hành lang pháp lý cho công tác lập dự toán, thanh quyết toán các nội dung khi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Sở VHTT – DL đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh và sẽ trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định về nội dung, mức chi các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baodaklak
Nội dung được biên tập bởi: buonmathuot_.info

Advertisement

About admin

Check Also

Bắt quả tang “con nghiện” đang chở pháo lậu đi bán

Đội CSGT – Công an TP. Buôn Ma Thuột bàn giao đối tượng buôn pháo …