Tổ công tác 2152 họp Đề án thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột

Sáng 28/2, Tổ công tác 2152 tổ chức họp thống nhất nội dung Đề án thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 2152 Nguyễn Tuấn Hà chủ trì cuộc họp.

Các đại biểu tham dự cuộc họp

Tại cuộc họp, các thành viên đã tập trung thảo luận Dự thảo Đề án một số cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Quốc Hội (với 8 cơ chế, chính sách) và dự thảo Đề án trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (5 cơ chế, chính sách); ý kiến của Bộ, ngành về cơ chế, chính sách ưu tiên.

Thành viên Tổ công tác 2152 tham gia ý kiến tại cuộc họp

Cụ thể, tỉnh Đắk Lắk dự kiến trình Quốc hội 8 cơ chế gồm: (1) Nâng hạn mức dư nợ vay của ngân sách địa phương lên mức 40%; (2)Vốn nhà nước tham gia dự án PPP để đầu tư đường cao tốc kết nối thành phố Buôn Ma Thuột với các tỉnh trong khu vực (3)Bổ sung tiêu chí làm cơ sở phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương cho thành phố Buôn Ma Thuột được xác định là đô thị trung tâm vùng (4)cho phép HĐND tỉnh được quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng các mức phí, lệ phí (5) Phân bổ thêm 45% mức chi của các nội dung chi tính theo định mức dân số để tăng nguồn lực cho cho một số ngành, lĩnh vực trọng tâm trên địa bàn thành phố (6) Phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất (7) Phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chuyển mục đích sử dụng đất (8) Thành lập trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến tiêu thụ cà ohê và sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc hữu của tỉnh Đắk Lắk và của vùng Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 2152 Nguyễn Tuấn Hà chủ trì cuộc họp

5 cơ chế đề xuất trình chính phủ và Thủ tướng Chính phủ gồm: (1) Ưu tiên vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, xử lý rác, nước thải, y tế…(2) cho cơ chế hưởng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý, để tạo nguồn lực đầu tư phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030 tầm nhìn 2045 theo Kết luận số 67 của Bộ Chính trị (3) Chỉ áp dụng hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (4) Kết nối hoạt động của Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk với hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và cho phép Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định số; (5) Phân cấp thẩm quyền điều tiết, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Advertisement

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đề nghị thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục điều chỉnh báo cáo Dự thảo Đề án theo hướng giảm một số cơ chế, chính sách đã được thống nhất, đồng thời đánh giá rõ các cơ chế chính sách Quốc hội, Chính phủ còn lại một cách khoa học; bổ sung kết nối cảng cạn, Trung tâm liên kết nông sản để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thảo luận cho ý kiến; sớm hoàn thiện Báo cáo cơ chế đặc thù, phục vụ cho đoàn công tác công tác Tỉnh ủy với các Bộ, ngành sắp tới.

Advertisement

About admin

Check Also

TP. Buôn Ma Thuột: Gần 21% vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên

Năm 2024, tình hình trật tự, an toàn giao thông tại TP. Buôn Ma Thuột …