Tọa đàm truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam

Sáng 11/7, Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật xã hội Việt Nam) tổ chức buổi tọa đàm truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, tỉnh Đắk Lắk là một trong những điểm nóng về tình trạng mua, bán lẻ các sản phẩm ngà voi. Với đặc thù là nơi phân bố của quần thể voi lớn nhất của Việt Nam và thường tổ chức các hoạt động du lịch gắn liền với voi nên khách du lịch Việt Nam và Châu Á có xu hướng mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi tại đây mà không biết đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc có thể xảy ra nếu thực hiện hoạt động này.

Trong 5 năm trở lại đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các ngành bắt giữ và xử lý 144 vụ vi phạm các quy định về săn bắn, mua bán trái phép động vật rừng tịch thu 197 cá thể, trọng lượng 949 kg. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, xử lý 5 vụ vi phạm động vật rừng, trong đó động vật rừng tịch thu 17 cá thể, trọng lượng 63 kg.

Thiếu tá Nguyễn Thế Anh thông tin tại buổi tọa đàm

Trong 6 tháng đầu năm 2022 Chi cục Kiểm lâm tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý động vật rừng để cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên gồm 8 cá thể trong đó có 1 cá thể tê tê, 1 cá thể voọc bạc Đông Dương, 6 cá thể khỉ đuôi lợn; năm 2020 cứu hộ 14 cá thể; năm 2021 cứu hộ 18 cá thể…

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, cơ quan chức năng trên cả nước vẫn tiếp tục nỗ lực đấu tranh với tội phạm về ĐVHD và xử lý hiệu quả các đối tượng buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hình sự có đối tượng bị bắt giữ vẫn tiếp tục gia tăng, tỷ lệ số vụ án được đưa ra xét xử cũng đạt ở mức đáng kể. Đặc biệt, một số đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép đã phải đối mặt với những hình phạt thích đáng, đáp ứng được mục tiêu răn đe và phòng ngừa tội phạm về ĐVHD.

Thống kê trong quý I năm 2022, cả nước có 808 vụ vi phạm về động vật hoang dã; trong đó có 46 vụ buôn lậu, vận chuyển, buôn bán lớn động vật hoang dã; 588 vụ buôn bán và quảng cáo động vật hoang dã; 164 vụ tàng trữ, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép và 29 vụ săn bắt động vật hoang dã trái phép…

Advertisement

Thiếu tá Nguyễn Thế Anh, cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong tháng 3 và tháng 4-2022, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh các sản phẩm, đồ lưu niệm du lịch trên địa bàn tỉnh thì phát hiện 7 cơ sở kinh doanh các sản phẩm, đồ lưu niệm liên quan đến động vật hoang dã. Qua đó thu giữ hơn 2.000 sản phẩm trang sức như: ngà voi, răng nanh, móng vuốt động vật… và tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt các cơ sở vi phạm hơn 2,1 tỷ đồng.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên cho biết, tỉnh Đắk Lắk là một trong những điểm nóng về tình trạng mua, bán lẻ các sản phẩm ngà voi. Do tỉnh Đắk Lắk có quần thể voi lớn nhất cả nước nên khách du lịch Việt Nam và châu Á có xu hướng mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi. Do đó, cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức của người dân và du khách để có thể ngăn chặn, giảm thiểu các vi phạm liên quan đến voi và ngà voi trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2018-2022, có hơn 1.400 hành vi vi phạm về động vật hoang dã tại Đắk Lắk. Lý do khiến việc mua bán diễn ra nhiều là vì mức lợi nhuận “khủng” từ việc mua bán trái phép mặt hàng quí hiếm này mang lại.

Do vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân và sự vào cuộc quyết liệt, kiên quyết để đẩy lùi nạn mua bán, tàng trữ trái phép động vật hoang dã. Trong đó, khi phát hiện hành vi mua bán trái phép động vật hoang dã người dân cần gọi ngay đến đường dây nóng 18001522 để báo tin.

Advertisement

About admin

Check Also

Xe mô tô va chạm với xe bồn: Một người đàn ông tử vong tại chỗ

Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh đã khiến …