Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 29/12, Chính phủ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu chính có Phó Thủ Tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Nguyễn Thị Hồng; Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’ Yim Kđoh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Từ 8.631 tỷ đồng dư nợ nhận bàn giao sau khi thành lập, đến 30/11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 279.732 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 21,1%. Hiện nay, gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; giúp mua hơn 84 ngàn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác …

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Nguyễn Thị Hồng khai mạc Hội nghị (ảnh chụp màn hình)

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: Trong 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị – xã hội và sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong cả nước. Việc triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo Hội nghị (ảnh chụp màn hình)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội và các địa phương nghiêm túc triển khai các văn bản của Ban Bí thư, Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm như: rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật; cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội như huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tín dụng chính sách xã hội; tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng đặc thù, đặc biệt, riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, trong đó tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay các đối tượng chính sách nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát vốn vay chặt chẽ, không để cho vay sai đối tượng, sai mục đích sử dụng vốn; tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, tạo điều kiện để người vay khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh nguy cơ tái nghèo …

Advertisement
Advertisement

About admin

Check Also

Cần thống nhất trong đào tạo, sát hạch lái xe ô tô

11:15, 17/03/2024, khám phá sự khác biệt trong chương trình đào tạo lái xe ô …