UBND tỉnh Đắk Lắk chào xã giao các đoàn khách quốc tế dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Chiều 10/3, đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì chương trình chào xã giao với các đoàn khách quốc tế đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Các đại biểu tham dự buổi chào xã giao

Tham dự chương trình có Đại sứ quán các nước Mông Cổ, Ma Rốc, Ả-rập-xê-út, Armenia; Campuchia ; Đoàn Tổng Lãnh sự quán Cuba và Lào.

Các địa phương nước ngoài gồm: 04 tỉnh Nam Lào – nước CHDCND Lào gồm : Sê Kông, Champasak , Salavan, Attapu; tỉnh Mondulkiri – Campuchia; tỉnh Orkhon – Mông Cổ và Hội Đồng Xúc Tiến Giao Lưu Jeonbuk – Việt Nam (JVEC/ Hàn Quốc); Đồng chí Trịnh Thị Mai Phương – Phó Cục Trưởng Cục Ngoại Vụ, Bộ Ngoại giao.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chào mừng.

Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, tỉnh Đắk Lắk rất vinh dự đón tiếp các Tổng lãnh sự, lãnh đạo chính quyền các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh Đắk Lắk cùng các tổ chức qua tế và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài về dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2013.

Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Thay mặt chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội, cảm ơn quý vị khách quý đã dành thời gian đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần này. Mong rằng quý vị sẽ có những kỷ niệm, trải nghiệm tốt đẹp về mảnh đất và con người Đắk Lắk nói chung, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, hòa mình với hương vị đậm đà của cà phê, thương thức những màn biểu diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc và hiểu thêm về các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk.

Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam chia sẻ cơ hội hợp tác trong thời gian đến.

Sau lễ hội, tỉnh Đắk Lắk rất mong quý vị sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác với tinh, hỗ trợ giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng đến với chúng tôi, đặc biệt là quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, cà phê đặc sản của Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế. Phát huy tính ưu việt, tiếp nối giá trị của 7 kỳ trước, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, các hoạt động được tổ chức có chiều sâu, nhiều hoạt động mới, chú trọng đến nội hàm cũng như giá trị văn hóa cà phê. Kỳ vọng rằng, Lễ hội sẽ là nơi hội tụ những người đam mê cà phê trong và ngoài nước nơi gặp gỡ của nhà đầu tư trên vùng đất của “tinh hoa đại ngàn” này.

Lãnh đạo UBND tỉnh chụp hình lưu niệm với các đoàn.

Trong không khí vui tươi ý nghĩa, Đại sứ quán các nước, các địa phương nước ngoài cũng chia sẻ về tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa các nước với tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến; đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ kêu gọi các doanh nghiệp các nước đến tìm hiểu và hợp tác đầu tư với địa phương trong thời gian đến.

Advertisement

Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk cho biết, đến chiều 1/3 đã có 37 đoàn khách quốc tế với 229 người đã xác nhận tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (10 – 14/3/2023).

Tham dự Lễ hội sẽ có: Đại diện các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Australia, Mông Cổ, Maroc, Angola, Saudi Arabia tại Việt Nam; các Tổng lãnh sự quán Ấn Độ, Campuchia, Cuba, Nga tại TP Hồ Chí Minh; Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng.

Lễ hội sẽ có sự tham dự của đoàn chính quyền các tỉnh Orkhon (Mông Cổ), Mondulkiri (Campuchia), Jeollabuk (Hàn Quốc) và Salavan, Champasak, Attapeu, Sekong (Lào) và các tổ chức, hiệp hội, cơ quan báo chí, doanh nghiệp quốc tế.

Hai đoàn nghệ thuật tỉnh Champasak (Lào), Jeollabuk (Hàn Quốc) đã đăng ký tham gia Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Dự kiến tối 11/3, Đoàn nghệ thuật tỉnh Champasak (Lào) sẽ biểu diễn tại huyện Buôn Đôn, Đoàn nghệ thuật tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) sẽ biểu diễn tại huyện Lắk.

Dự kiến, các đoàn khách quốc tế sẽ tham dự một số hoạt động chính như: Lễ khai mạc, Hội chợ Triển lãm chuyên ngành cà phê, Lễ hội đường phố, Hội nghị kết nối giao thương quốc tế, Hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao, Triển lãm ảnh nghệ thuật “Cà phê Việt Nam – hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới” và triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”, Lễ bế mạc.

Các đoàn tham quan mô hình trồng sầu riêng tại huyện Cư M’Gar và mô hình sản xuất, chế biến cà phê tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên; một số khu/điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk, như: buôn Ako Dhong, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Bảo tàng Thế giới cà phê, Khu Du lịch sinh thái Ko Tam…

Advertisement

About admin

Check Also

Cần xử lý nghiêm việc khai thác đất trái phép tại xã Chứ Kbô

Tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Chứ Kbô (huyện Krông Búk) gây …