Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, xây dựng thương hiệu cho địa phương không dừng lại ở việc thiết kế bộ nhận diện mà cần gắn liền với sử dụng, đề xuất chiến lược phát triển thương hiệu bền vững và dài lâu. Tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm xây dựng thương hiệu với những đặc tính riêng biệt, đồng thời chú trọng kết hợp quảng bá thông qua mạng xã hội, góp phần mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
Để hiểu rõ thêm về nội dung này, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao– Bộ Ngoại giao tại Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại năm 2022.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao chia sẻ về xây dựng thương hiệu địa phương thông qua sản phẩm OCOOP
Biên tập viên: Thưa ông, xây dựng thương hiệu địa phương trong đối ngoại là xu thế mà nhiều tỉnh/thành phố đang kiên trì theo đuổi. Theo ông, có bài học kinh nghiệm nào để tỉnh Đắk Lắk lưu ý triển khai để xây dựng thương hiệu thành công?
ÔngVũ Tuấn Anh: Hiện tại ở Việt Nam thì đang có Đồng Tháp đang làm rất tốt việc xây dựng thương hiệu địa phương của mình qua hình ảnh đất Sen hồng và tôi thấy hiện tại Đắk Lắk cũng đang dần dần từng bước đang thực hiện được những hoạt động của mình qua thông điệp Đắk Lắk là “Điểm đến của cà phê thế giới”.
Theo tôi, sẽ có rất nhiều các bài học khác nhau để làm được việc này. Đầu tiên phải có được bộ nhận diện thương hiệu rất là chuẩn để tạo điểm nhấn và tạo nên những cơ hội mà những người khác biết được cái đặc trưng của Đắk Lắk cũng như cái thương hiệu đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk so với tỉnh ở tỉnh Tây Nguyên là gì thông qua cái việc phát triển cà phê ra làm sao.
Hiện tại ở Việt Nam thì chỉ mới có Đồng Tháp manh nha việc đó và Đắk Lắk cũng đang dần dần xây dựng thương hiệu địa phương thì cũng có thể học hỏi cái mô hình của Đồng Tháp để xây dựng định hình theo sản phẩm đặc trưng của mình.
Tuy nhiên làm sao phải học hỏi nhưng phải tạo ra những bản sắc rất là riêng của Đắk Lắk chứ không phải như tôi thấy ở Đồng Tháp có em bé Sen thì bé Voi ở Đắk Lắk có điểm gần như na ná, tương tự kiểu như thế, mình phải làm sao để tạo nên cái khác biệt cái thương hiệu làm sao mà để nó không bị chồng lấn với nhau.
Biên tập viên: Theo ông, qúa trình xây dựng thương hiệu địa phương cần phải tuân thủ yếu tố nào? Với tỉnh Đắk Lắk thì nên tiếp cận và đầu tư vào nội dung gì thưa ông?
ÔngVũ Tuấn Anh : Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, có 10 bước cơ bản xây dựng thương hiệu địa phương gồm: (1)Phân tích thực trạng (2) Xác định mục đích truyền thông (3) Xác định mục tiêu (4)Xác định nội dung tuyên truyền (Thông điệp) (5). xác định kênh truyền thông6. xác định tài liệu, sản phẩm hỗ trợ (7) xác định các yếu tố hỗ trợ (8) lập kế hoạch thực hiện (9) Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát (10) xây dựng ngân sách.
Nhưng việc quan trọng nhất phải xác định mục đích mục tiêu địa phương làm gì để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện sẵn sàng trong ngắn hạn trong dài hạn như thế nào thì từ đó mới xác định được trong giai đoạn này ngắn hạn thì mình phải làm gì với mục tiêu đó.
Sản phẩm Sô cô la và cà phê Đắk Lắk tham gia trưng bày và giới thiệu tại Triễn lãm thực phẩm lên men quốc tế IFFE 2022, thành phố Jeonju, tỉnh Jellabuk, Hàn Quốc
Ví dụ, lấy cây là phê làm trung tâm thì trong đó mình phải làm gì để quảng bá cho cái hoạt động đó ngân sách ra sao, con người đầu tư cho nó như thế nào, những sản phẩm xung quanh đó các Bộ ban ngành, những nguồn lực để thực hiện cái việc đó như thế nào thì cũng cần sẽ phải quan tâm đến cái dài hạn hơn trong tầm nhìn 20 hoặc 30 năm thì vẫn theo Nghị quyết chung của Tỉnh của Trung ương nhưng mình vẫn phải lồng ghép những cái đặc trưng riêng của mình vào trong đó để xây dựng và cần phải chú ý được rằng làm sao phải sự đồng tâm hiệp lực không chỉ của lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban ngành và của cả con người vì con người mới là yếu tố quan trọng tạo dựng nên cái giá trị của địa phương hay là của một điểm đến.
Quá trình quảng bá địa phương đó phải cần chú trọng như thế nào để nó lan tỏa và nó hội nhập với mô hình truyền thông hiện nay của Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra, chung 1 hình ảnh để cùng đi ra và các địa phương quảng bá cũng phải lưu ý đi từ yêu cầu xây dựng hình ảnh quốc gia.
Ngoài ra, xây dựng thương hiệu địa phương thể hiện được cái đặc trưng riêng nhưng nó phải nằm trong cái tổng hòa của sự phát triển của ViệtNam nói chung và cái việc quảng bá đó tôi nghĩ trong giai đoạn này cái việc phát triển trên mạng xã hội cũng sẽ là những yếu tố mà rất nhiều tỉnh còn e dè với mạng xã hội, nhưng không nên bỏ qua kênh quảng bá này.
Xu thế các nước đều sử dụng mạng xã hội mới là kênh quan trọng để truyền bá được những cái thông điệp, giá trị cốt lõi của địa phương đó muốn truyền đạt ra bên ngoài, ví dụ làm Hội nghị xúc tiến ra nước ngoài thì nó rất là khó mất nhiều thời gian công sức tiền bạc để thực hiện điều đó, nhưng trên mạng xã hội thì hoàn toàn chúng ta có thể tiếp xúc với những nhà đầu tư Châu Âu, Á…với bên ngoài rất là dễ dàng. Mạng xã hội sẽ là một kênh làm sao để tối ưu hóa được hình ảnh thương hiệu nhưng các địa phương đang rất ít triển khai.
Biên tập viên: Đắk Lắk được định vị trở thành “Điểm đến của cà phê thế giới”, theo ông, việc chọn một sản phẩm nông nghiệp để xây dựng thương hiệu sẽ có thuận lợi và khó khăn gì, tỉnh cần đầu tư như thế nào để tạo sức lan tỏa?
ÔngVũ Tuấn Anh : Giống như tôi có chia sẻ với các tỉnh/thành, thì có những nhận định khác nhau tùy từng địa phương sẽ chọn một cái, có thể là thành lập 1 điểm đến về văn hóa hay là sẽ là một sản phẩm đặc thù, ví dụ như ở Tp. Hồ Chí Minh được nhắc đến “Hòn ngọc Viễn Đông” và Nha Trang sẽ là điểm đến du lịch …
Biểu tượng hoa cà phê tại Lễ hội đường phố, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 năm 2017- Ảnh : Thế Hoàn
Việc lấy sản phẩm nông sản hay một cái gì đó không quá là quan trọng, nhưng phải tạo ra một điểm nhấn và từ cái điểm nhấn đó gọi là điểm ấn tượng nhất đó mà chúng ta phải xây dựng thêm những cấp độ xung quanh cái thương hiệu địa phương.
Ví dụ nếu là một sản phẩm địa phương là cây cà phê cũng không có vấn đề gì cả nhưng những vấn đề về văn hóa, con người, kinh tế và những sản phẩm xung quanh nó và những giá trị xung quanh nó về vấn đề của cây cà phê gắn với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây như thế nào. Cái hồn hậu của con người vùng đất cao nguyên ra sao, hoặc là những sản phẩm đó gắn với tiềm lực phát triển kinh tế của địa phương như thế nào thì nó sẽ là một cái chuỗi giá trị mà cần phải nhấn đến chứ không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, hoặc là một sản phẩm văn hóa hay là một sản phẩm về con người mà nó sẽ bao quát được tất cả những cái vấn đề đó và tỉnh cần phải chú ý làm sao để bao quát được tất cả những vấn đề của thương hiệu địa phương ở trong đó có rất nhiều các khía cạnh khác nhau, có thể là 5 góc độ khác nhau về con người, về văn hóa, về chính trị, về quan hệ đối ngoại… và tổng hòa các vấn đề ấy lại với nhau.
Như thế, Đắk Lắk có thể bắt đầu câu chuyện của sản phẩm ocoop, xây dựng thương hiệu qua giỏ quà địa phương mang đặc trưng của Đắk Lắk, một gói cà phê phải là một sản phẩm OCOOP một lời quảng bá cho chương trình OCOOP Quốc gia nhưng nó cũng sẽ tạo nên một điểm nhấn là thương hiệu của địa phương mà nó có một chỉnh thể rất là thống nhất và từ trên đến dưới UBND sẽ chỉ đạo là phải sử dụng tất cả các sản phẩm hoặc là đặc trưng xuất hiện lồng ghép được các món ăn được gọi là hồn cốt của địa phương.
Đắk Lắk hãy tạo nên hình ảnh tích cực bằng việc xây dựng một địa phương nhiều tiềm năng, quảng bá được những đặc tính riêng biệt của địa phương. Đây là yếu tố quyết định của chiến dịch xây dựng thương hiệu địa phương. Tăng độ nhận diện và phân biệt địa phương với các địa phương khác, tạo nên lợi thế cạnh tranh khả năng thu hút khách du lịch đến với địa phương; Nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI và PAPI đi cùng với nâng cao hình ảnh, văn hoá, di sản tại địa phương. Việc xây dựng thương hiệu sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương, mang lại nhiều cơ hội kinh tế lâu dài và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.
Xin cám ơn ông!