Hội thảo Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Đắk Lắk

Ngày 8/4, tại huyện M’Drắk, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện M’Drắk tổ chức Hội thảo Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Đắk Lắk.

Các đại biểu chủ trì buổi Hội thảo

Tham dự Hội thảo có các đại biểu: GS.TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; GS. Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; TS. Vương Hữu Nhi Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk; đại diện lãnh đạo huyện M’Drắk và các công ty Lâm nghiệp, các chủ rừng trên địa bàn huyện M’Drắk.

Theo báo cáo tại Hội thảo, hiện nay tỉnh Đắk Lắk có hơn 700 ngàn ha diện tích rừng, được quy hoạch 3 loại gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, diện tích có rừng hơn 501 ngàn ha và diện tích đất chưa có rừng gần 232,5 ngàn ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 38,35%.

TS. Vương Hữu Nhi Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Hội thảo

Người làm nghề rừng tại Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn, năng suất trồng rừng thấp, chất lượng kém, bán giá thành thấp, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Phần lớn diện tích rừng chưa được quản lý theo các tiêu chuẩn quản lý bền vững (QLRBV) và diện tích chứng chỉ rừng (CCR) chưa triển khai thực hiện.

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quản lý rừng bền vững

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận vì sao chúng ta phải quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, lợi ích mang lại là gì, đầu tư chi phí ra sao, hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội ra sao. Ở trên thế giới người ta sử dụng chứng chỉ rừng như: FSC, PEFC… ở Việt Nam ta đang sử dụng chứng chỉ VFCS vậy có phù hợp không? Và chúng ta tiến hành thực hiện chứng chỉ nào. Tiềm năng, lợi thế đất đai, trồng rừng và quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, sự liên kết của 4 nhà: nhà nông (chủ rừng), nhà Nhà nước (quản lý), nhà khoa học, Doanh nghiệp để bảo đảm việc thực hiện Quản lý rừng Bền vững và cấp chứng chỉ rừng mang lại hiệu quả. Chính sách quan trọng liên quan tới QLRBV và CCR của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, trong đó, hỗ trợ một lần cấp CCR bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình…

Advertisement

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vương Hữu Nhi Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh, Hội thảo hôm nay là hoạt động thiết thực góp phần quán triệt sâu sắc hơn Quyết định số 523/QĐ-TTg, ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Để Hội thảo thành công tốt đẹp, đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo và mạnh dạn nêu lên những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội đối với nhiệm vụ xây dựng quản lý bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Advertisement

About admin

Check Also

Nỗi đau sau vụ án học sinh phạm tội giết người

Vào ngày 24/11/2024, 4 bị cáo trẻ tuổi bị kết án tù vì gây án …