Phạt đến 250 triệu nếu sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích

Mỗi loại đất sẽ có mục đích sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, bạn có thể đối diện mức phạt lên tới 250 triệu đồng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có thể được hiểu là sử dụng đất các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp vào mục đích khác không được pháp luật cho phép. Ảnh minh họa: Phan AnhSử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có thể được hiểu là sử dụng đất các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp vào mục đích khác không được pháp luật cho phép. Ảnh minh họa: Phan Anh
Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có thể được hiểu là sử dụng đất các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp vào mục đích khác không được pháp luật cho phép. Ảnh minh họa: Phan Anh

Các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích

Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định rõ, đất nông nghiệp gồm:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

b) Đất trồng cây lâu năm.

c) Đất rừng sản xuất.

d) Đất rừng phòng hộ.

đ) Đất rừng đặc dụng.

e) Đất nuôi trồng thủy sản.

g) Đất làm muối.

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Nếu sử dụng đất nông nghiệp ngoài những mục đích nêu trên không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được xác định là sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích (ví dụ sử dụng đất nông nghiệp để xây hàng quán, xây nhà…).

Mức phạt với hành vi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích

Mức xử phạt với hành vi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

– Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng diện tích dưới 0,5 hecta mức phạt 2 – 5 triệu đồng; từ 0,5 hecta đến dưới 01 hecta mức phạt 5 – 10 triệu đồng; từ 01 hecta đến dưới 03 hecta mức phạt 10 – 20 triệu đồng; từ 3 hecta trở lên mức phạt 20 – 50 triệu đồng.

Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, diện tích dưới 0,1 hecta mức phạt 3 – 5; từ 0,1 hecta đến dưới 0,5 hecta mức phạt 05 – 10 triệu đồng; từ 0,5 hecta đến dưới 01 hecta mức phạt 10 – 20 triệu đồng; từ 01 hecta đến dưới 03 hecta mức phạt 20 – 30 triệu đồng; từ 03 hecta trở lên mức phạt 30 – 70 triệu đồng.

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp diện tích dưới 0,01 hecta mức phạt 3 – 5 triệu đồng; từ 0,01 hecta đến dưới 0,02 hecta mức phạt 5 – 10 triệu đồng; từ 0,02 hecta đến dưới 0,05 hecta mức phạt 10 – 15 triệu đồng; từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta mức phạt 15 – 30 triệu đồng; từ 0,1 hecta đến dưới 0,5 hecta mức phạt 30 – 50 triệu đồng; từ 0,5 hecta đến dưới 01 hecta mức phạt 50 – 80 triệu đồng; từ 01 hecta đến dưới 03 hecta mức phạt 80 – 120 triệu đồng và từ 03 hecta trở lên mức phạt 120 – 250 triệu đồng…

– Đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 hecta.
  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 hecta.
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 5 hecta.
  • Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 5 hecta trở lên.
  • Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 hecta.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 hecta.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 hecta.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 hecta.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 hecta.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 hecta.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 5 hecta trở lên.

Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 2 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này. Ngoài ra, người làm sai luật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

– Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi. Mức phạt trên áp dụng đối với khu vực nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt…

Xem thêm:

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …