Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tại Sở Tài chính

Chiều 22/11, Đoàn giám sát số 42 của HĐND tỉnh do Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lê Văn Cường làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg, ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tại Sở Tài chính.

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lê Văn Cường phát biểu tại buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc cho biết, căn cứ dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính thông báo, Sở Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ dự toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng lao động thuộc phạm vi quản lý. Thời gian phân bổ dự toán đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Đối với chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số, từ năm 2013 đến năm 2022, đã quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số của Công ty Cổ phần Cà phê Ea Pốk được 66 lao động, kinh phí 193 triệu đồng. Về chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, đã xét duyệt quyết toán cho 7 doanh nghiệp với 6.323 lao động, tổng số tiền gần 42 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ về áp dụng định mức lao động cho lao động là người dân tộc thiểu số chưa được triển khai thực hiện hỗ trợ.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ H’Blă Mlô phát biểu thảo luận tại buổi giám sát.

Theo đánh giá của đoàn giám sát, việc Nhà nước nộp thay BHXH, BHYT, BHTN của người lao động cho doanh nghiệp theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg đã khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ và giảm bớt khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người lao động là người dân tộc thiểu số có việc làm, tăng thu nhập, góp phần giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số mới được tuyển dụng vào doanh nghiệp, hàng năm phải xây dựng kế hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt, do vậy một số doanh nghiệp ngại triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng lao động tối đa 5 năm đối với một lao động, nên việc rà soát, theo dõi, kiểm tra gặp khó khăn.

Advertisement

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh phát biểu thảo luận tại buổi giám sát.

Đoàn giám sát đã đề nghị làm rõ một số nội dung về hiệu quả của chính sách đối với người lao động; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan trong thực hiện chính sách; những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng định mức đối với lao động người dân tộc thiểu số …

Phát biểu tại buổi giám sát, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lê Văn Cường nhấn mạnh, Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg là chính sách nhân văn, có ý nghĩa lớn, do đó, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục kiến nghị các cấp, ngành có hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện, điều chỉnh những bất cập về xây dựng định mức lao động, hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo nghề cho lao động.

Advertisement

About admin

Check Also

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh ứng trực 100% quân số dịp Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Trong buổi Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, lực lượng cảnh sát …