Giá cà phê cao kỷ lục, nông dân thắng lớn

Những ngày này, người trồng cà phê khắp cả nước rất phấn khởi bởi mức giá của mặt hàng này cao kỷ lục, hơn 80.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức giá cao nhất so với hàng chục năm vừa qua.

Giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục tính từ hàng chục năm qua. Giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục tính từ hàng chục năm qua.
Giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục tính từ hàng chục năm qua.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Trần Đình Trọng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), phấn khởi nói giá cà phê đã chạm mốc 85.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, nông dân trồng cà phê trúng lớn.

Ông Trọng tính toán, mỗi ha cà phê cho thu hoạch từ 3,5 – 3,8 tấn. Ví dụ, 1 ha đạt cao năng suất cao nhất 3,8 tấn, tính với giá 85.000 đồng/kg hiện nay thì sẽ đạt doanh thu 323 triệu đồng. Sau khi trừ đi chi phí, người trồng cà phê có thể thu về lợi nhuận hơn 220 triệu đồng/ha.

Theo ông Trọng, cà phê đang ở mức giá cao kỷ lục tính từ hàng chục năm qua. Tuy vậy, hợp tác xã cũng không dám trữ hàng vì khó dự đoán diễn biến giá cả, thu mua tới đâu bán hết tới đó.

Hiện, HTX Ea Tu liên kết với các thành viên, bà con nông dân phát triển vùng nguyên liệu lên tới 350 ha. HTX cũng đang tính tới nghiên cứu trồng cà phê hữu cơ, đẩy mạnh rang xay, chế biến sâu mặt hàng này.

Trong khi đó, ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak), thông tin nhu cầu của thế giới với cà phê robusta của Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn.

Cùng với đó, một nguyên nhân cũng khiến giá cà phê tăng là một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước, nên nhu cầu nội địa tăng.

>> Nâng tầm cà phê Việt trên thị trường thế giới

Nguồn cung cà phê trong dân không còn nhiều

Về phía doanh nghiệp, ông Huy cho biết đơn hàng xuất khẩu không thiếu nhưng thực tế là doanh nghiệp không dám nhận thêm đơn phát sinh cho quý II/2023, bởi nguồn cung hàng trong dân không còn nhiều.

Ước tính, lượng cà phê trong dân còn rất thấp, tình trạng này ngược so với mọi năm. Thông thường thì phải tới tháng 6, nguồn hàng mới cạn nhưng đến nay mới hết tháng 2 đã có dấu hiệu gần cạn hàng” – Tổng Giám đốc Simexco Đaklak nói.

Advertisement

Vì vậy, đơn hàng thế giới có thể được các nhà rang xay chuyển dịch sang nhập từ các quốc gia khác như Indonesia, Brazil khi họ sắp vào vụ thu hoạch.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,38 tỉ USD (tăng 85%) so với cùng kỳ. Cà phê là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, giúp ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỉ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, đây là tín hiệu khởi đầu thuận lợi để ngành nông nghiệp phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu từ 54 – 55 tỉ USD trong năm nay.

Tuy vậy, Thứ trưởng Tiến cũng nhìn nhận những rủi ro khó lường có thể tác động tới xuất khẩu cà phê nói riêng và nông sản nói chung là xung đột của Biển Đỏ, căng thẳng địa chính trị… Ngành nông nghiệp cần phải bám sát diễn biến thị trường, điều chỉnh linh hoạt và thích ứng thì mới về đích.

Với ngành cà phê, dù đang ở mức giá cao kỷ lục, song nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cũng cảnh báo rằng người nông dân cân nhắc chọn thời điểm thích hợp để bán hàng, bởi dự báo diễn biến giá trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn. Giá cà phê có thể tiếp tục tăng, phá kỷ lục cũ nhưng cũng có thể quay đầu giảm. Đó là điều rất khó dự báo chính xác.

>> Câu chuyện đằng sau diễn biến tăng lạ thường của giá cà phê

Theo Thùy Linh (Báo Người Lao Động)

Nguồn bài viết: https://nld.com.vn/gia-ca-phe-cao-ky-luc-nong-dan-thang-lon-196240303223055161.htm

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …