Báo Thái Lan: Sầu riêng Việt có lợi thế vào thị trường Trung Quốc hơn sầu riêng Thái

Sầu riêng tươi ở Đông Nam Á đang được người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích, qua đó làm bùng nổ cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này là Thái Lan, Việt Nam, và Philippines.

Lô sầu riêng tươi được vận chuyển từ Thái Lan đến sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – Ảnh: MATICHON

Báo Thairath dẫn một báo cáo cuối năm 2022 về sự phổ biến của loại “trái cây vua” tại Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 900.000 tấn sầu riêng trong năm 2021.

Theo Tân Hoa xã, Thái Lan hiện vẫn là nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với 3,85 tỉ USD, chiếm khoảng 96% kim ngạch xuất khẩu nước này.

“Cuộc chiến” xuất khẩu sầu riêng càng trở nên nóng hơn sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực vào ngày 1-1-2022, giúp Trung Quốc nhập khẩu các loại trái cây tươi từ các nước Đông Nam Á dễ dàng hơn.

Vì thế, không chỉ Thái Lan hay Việt Nam, mà một số quốc gia trồng sầu riêng khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines hay Campuchia cũng đẩy mạnh xúc tiến việc xuất khẩu loại “trái cây vua” này vào Trung Quốc.

Sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế

Ngày 19-9-2022, lô sầu riêng tươi đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nặng 18,24 tấn, trị giá 512.000 nhân dân tệ đã thông quan thuận lợi qua cửa khẩu Hữu Nghị, Bằng Tường, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây để vào thị trường Trung Quốc.

Như vậy, Việt Nam đã trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai sau Thái Lan được xuất khẩu chính ngạch sầu riêng tươi sang Trung Quốc.

Advertisement

Báo Thairath nhận xét, sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước láng giềng khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia.

Cụ thể, do Việt Nam có thời vụ thu hoạch sầu riêng tương đối khá dài, sản lượng hằng năm khá cao, đạt 600.000 tấn/năm, và khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến Trung Quốc cũng gần hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác đã giúp giảm phần nào chi phí vận chuyển.

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thống kê trong 2 tháng đầu năm nay, sầu riêng là loại trái cây xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với 83% tổng số các mặt hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cụ thể, tổng sản lượng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 56,9 triệu USD, tăng gần 291% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem thêm: Người Trung Quốc thích sầu riêng Việt Nam hơn sầu riêng Thái Lan

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …