Cà phê ảnh hưởng như thế nào đến mức cholesterol?

Cà phê có lợi cho sức khỏe tổng thể nhưng với người bị cholesterol cao, cần xem xét cách pha chế, liều lượng uống và những nguyên liệu được thêm vào.

Các nghiên cứu về cà phê và sức khỏe đều cho thấy, uống một lượng vừa phải (4 ly hoặc ít hơn mỗi ngày) tốt cho sức khỏe nói chung. Những người uống nhiều hơn 4 ly mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra những người lớn tuổi uống cà phê thường có mức cholesterol cao hơn, còn những người trẻ tuổi chưa có dữ liệu.

Kiểu pha cà phê và loại cà phê cũng có thể tác động tới cholesterol. Cà phê pha hầu như không chứa cholesterol nhưng lại chứa hai loại dầu tự nhiên có các hợp chất hóa học là cafetol và kahweol, có thể làm tăng mức cholesterol.

Cà phê pha tại nhà đã qua bộ lọc có thể giảm bớt lượng dầu cafetol và kahweol có nguy cơ làm tăng cholesterol. Ảnh: FreepikCà phê pha tại nhà đã qua bộ lọc có thể giảm bớt lượng dầu cafetol và kahweol có nguy cơ làm tăng cholesterol. Ảnh: Freepik
Cà phê pha tại nhà đã qua bộ lọc có thể giảm bớt lượng dầu cafetol và kahweol có nguy cơ làm tăng cholesterol. Ảnh: Freepik

Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 đã theo dõi lượng cà phê uống trong một tuần ở những người từ 18 đến 24 tuổi. Khi so sánh với mức cholesterol của họ các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người tham gia càng uống nhiều espresso thì lượng cholesterol của họ càng cao. Espresso là cà phê được pha bằng máy và kết quả là có chứa dầu cafetol và kahweol, làm tăng cholesterol.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia khuyến nghị những người muốn giảm hoặc ngăn ngừa cholesterol cao nên sử dụng bộ lọc cho máy pha cà phê để giảm lượng dầu.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, cà phê chứa caffein có nhiều khả năng gây tăng cholesterol hơn cà phê đã khử Caffeine hay còn gọi là cà phê decaf. Nếu bạn lo lắng về mức cholesterol của mình, hãy cân nhắc chuyển sang cà phê decaf hoặc nửa decaf.

Mặt khác, các nguyên liệu cho thêm vào cà phê cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol vì có chứa chất béo bão hòa. Cách chất béo này có thể được tìm thấy trong:

Advertisement

Cà phê sữa và kem: Cà phê sữa gói hòa tan hoặc cà phê pha cho thêm sữa chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các lựa chọn khác tốt hơn là cà phê chứa sữa không béo hoặc ít béo, sữa từ thực vật không có chất béo bão hòa.

Cà phê có đường: Những loại cà phê có đường có nhiều điểm chung với cà phê sữa. Bên cạnh chứa nhiều đường chúng có thể chứa các thành phần giàu chất béo bão hòa.

Cà phê ăn kiêng: Hay còn gọi là cà phê bulletproof là một loại cà phê có hàm lượng calo cao nhằm thay thế bữa ăn sáng. Ngoài ra, loại đồ uống này còn có thêm bơ và dầu dừa (còn được gọi là dầu MCT). Cả hai đều có hàm lượng chất béo bão hòa cao và đã có báo cáo về một số trường hợp thường xuyên uống cà phê bulletproof có lượng cholesterol LDL tăng mạnh.

Nếu thích uống cà phê mà đang bị tình trạng cholesterol cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này, hãy thưởng thức ở mức độ vừa phải, chú ý đến cách pha chế và biết những thành phần có trong đó.

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …