Chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế, để người dân sống hạnh phúc hơn

Tỉnh Đắk Lắk đã quyết định chọn ngày 10/10 là Ngày chuyển đổi số hàng năm của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang triển khai đào tạo công dân số, hướng tới mục tiêu bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số quốc gia.

Tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, các doanh nghiệp, Cục Chuyển đổi số – Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất giải pháp tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk trong quá trình chuyển đổi số, tạo điều kiện để các cơ quan, người dân tiếp cận, tìm hiểu những ứng dụng, công nghệ mới triển khai đào tạo công dân số hiệu quả, phù hợp với tình hình của tỉnh.

Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT.

Biên tập viên: Thưa ông, tỉnh Đắk Lắk xác định chuyển đổi số là thời cơ để đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt, góp phần tạo cơ hội để địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, Đắk Lắk cần phải ưu tiên nhiệm vụ nào trong xây dựng lộ trình chuyển đổi số hiện nay?

Ông Nguyễn Phú Tiến :Nói chung việc chuyển đổi số của Việt Nam đều là bước khởi đầu, trong những năm vừa rồi và bây giờ đang xúc tiến triển khai chuyển đổi số trong giai đoạn mới.

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục chuyển đổi số quốc gia trả lời phỏng vấn cơ quan báo chí

Đắk Lắk cũng là một trong những địa phương đã có rất nhiều những chuyển biến giống như những tỉnh khác chuyển biến để thực hiện những chuyển đổi số trong cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Sự kiện hôm nay cũng là một trong những sự kiện có sự quan tâm của Tỉnh thúc đẩy chuyển đổi số nói chung.

Riêng Đắk Lắk nếu so với trung bình cả nước trong những năm vừa rồi mặc dù có những cố gắng có rất nhiều dư địa để phát triển, mức độ chuyển đổi số so với mặt bằng chung vẫn còn chưa cao so với các tỉnh khác.

Tuy nhiên khi thực hiện chuyển đổi số cũng có rất nhiều việc phải làm, sự quyết tâm của tất cả các cấp, lãnh đạo các cấp, phía cộng đồng người dân, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có những ý kiến tiếp theo.

Chuyển đổi số nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội để người dân sống hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ trong thời gian tới với sự quyết tâm của Đắk Lắk thì sẽ có bước khởi đầu tốt trước đây rồi, thời gian tới sẽ có những kết quả thành tựu cải thiện chuyển đổi số của mình, nhưng quan trọng nhất là để phục vụ phát triển xã hội của tỉnh.

Ngày chuyển đổi số này cũng được rất được các Bộ ngành địa phương đặc biệt là các địa phương ủng hộ rất mạnh mẽ, rất cảm xúc, hồ hởi, náo nhiệt để làm sao không phải là phong trào để chúng ta thực sự chuyển đổi số đi vào cuộc sống, là ngày hội để chúng ta nhìn lại cũng như thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới.

Biên tập viên: Thưa ông, để thực hiện mục tiêu xây dựng “công dân số” thành công thì đâu là những giải pháp mà Đắk Lắk cần quan tâm?

Ông Nguyễn Phú Tiến: Chuyển đổi số là một quá trình kéo dài nhiều thập kỷ, là quá trình chuyển đổi tổng thể, toàn diện. Chính vì vậy, chuyển đổi số, nếu như lãnh đạo không vào cuộc thì không thể làm được.

Khi triển khai chuyển đổi số phải có lộ trình, phải qua thử nghiệm, thí điểm ở cấp thấp nhất. Ở Đắk Lắk nên triển khai từng bước một ở quy mô vừa, rồi nhân rộng lên. Từ đó, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để đi tới thành công của chuyển đổi số. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi số cần phát huy sức mạnh tổng lực của cả xã hội.

Lãnh đạo Cục Chuyển đổi số, UBND tỉnh tìm hiểu giải pháp doanh nghiệp trưng bày hưởng ứng Ngày chuyển đổi số tại Đắk Lắk

Thực ra điểm nhấn chuyển đổi số tỉnh cần triển khai chuyển đổi số có 3 trụ cột, triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan công quyền phục vụ cho người dân tốt hơn, doanh nghiệp tốt hơn cũng chính là để phát triển kinh tế số và xã hội số. Thứ 2 là Kinh tế số phải có những chính sách, những khuyến khích, có những tác động để làm sao việc chuyển đổi số trong khu vực doanh nghiệp tạo ra kinh tế số. Thứ 3 nữa, đặc biệt quan trọng là quan tâm đến chuyển đổi số của người dân tạo ra công dân số, xã hội số để thúc đẩy cả Chính phủ số cũng như là kinh tế số vì người dân khi chuyển đổi số tức là lên môi trường mạng hoạt động dựa trên công nghệ số sẽ giúp cho cơ quan nhà nước cung cấp được dịch vụ số chính là cung cấp Chính phủ số.

Người dân lên môi trường mạng mua sắm và hoạt động trên mạng chính là kinh tế số do đó người dân phát triển chuyển đổi số cũng là phát triển xã hội số cũng là phát triển chuyển đổi số chung của Tỉnh. Và hội thảo hôm nay Đắk Lắk phát triển công dân số, đấy là một chủ đề rất là chung để chúng ta thúc đẩy chuyển đổi số chung trong thời gian tới.

Chuyển đổi số là một xu thế, chữ chuyển đổi số được ghi rất là chung chung, thực chất là ứng dụng công nghệ vào trong mọi mặt đời sống kinh tế xá hội đối với cơ quan nhà nước, đối với doanh nghiệp, đối với người dân, còn ở quy mô Quốc gia ta có Chương trình chuyển đổi số Quốc gia được phê duyệt tại Quyết định 749 của Thủ tướng CP ngày 03/06/2020, thực chất chuyển đổi số đã được khởi động, đã được thúc đẩy đã được chuyển động.

Tuy nhiên chúng ta có ngày 10/10 hằng năm là ngày chúng ta xem lại trong thời gian trước đó chúng ta làm được gì trong chuyển đổi số, chúng ta xem có những kinh nghiệm gì, những bài học gì, những định hướng gì trong thời gian tiếp theo để thực hiện chuyển đổi số.

Viettel Đắk Lắk giới thiệu nền tảng chuyển đổi số đang triển khai

Thực ra đào tạo công dân số là để tạo ra xã hội số, muốn có xã hội thì phải có công dân, chúng ta muốn có xã hội số thì phải có công dân số. Để có công dân số có 2 nội dung chính là nhận thức và kỹ năng.

Về mặt nhận thức làm sao người dân cảm thấy cần ứng dụng công nghệ, cần có những cái công nghệ mới, cần có những sáng tạo mới phục vụ cuộc sống của mình, đấy là cái nhận thức trước đã, sau đó người ta phải có kỹ năng sau khi nhận thức được rồi người ta phải có kỹ năng thực hiện cái mong muốn như vậy, sau khi có kỹ năng thì người ta phải có trang thiết bị, phải có môi trường để ứng dụng những cái đó.

Advertisement

Để triển khai, để có công dân số thì chúng ta phải đồng bộ 3 nội dung đó gồm: nhận thức, kỹ năng, các điều kiện về trang thiết bị, môi trường…để thực hiện. Tất cả những nội dung đó phải có sự đào tạo.

Có nhiều cách, hình thức để đào tạo nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng số cho người dân, thì một trong những hình thức trong thời gian vừa qua chúng ta có rất nhiều những sáng tạo, tùy theo từng Bộ ngành chúng ta có những sáng tạo, có những điều kiện thực tế để đào tạo, nâng cao nhận thức, như trong thời gian vừa rồi có một trong những sáng kiến. Ví dụ: Triển khai tổ công nghệ số cộng đồng, chúng ta biết rằng người dân rất là nhiều, không có cơ sở đào tạo có thể tất cả người dân một lúc được, vậy có 1 cách là người biết người tâm huyết thì hướng dẫn người chưa biết, cho nên Bộ TTTT có văn bản hướng dẫn các nơi kiến nghị thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn xóm bản gồm các đồng chí lãnh đạo tổ dan phố, trưởng thôn trưởng bản, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… thuộc các tổ chức chính trị tham gia vào những người nhiệt huyết có kỹ năng thì hướng dẫn những người còn lại.

Bây giờ quy mô trên toàn quốc thành lập 61.00 tổ công nghệ số cộng đồng trên 283.000 thành viên, đáya là một trong những cách chúng ta phổ biến, nâng cao nhận thức hõ trợ người dân có những kỹ năng để thực hiện chuyển đổi sôs và thực sự là phục vụ chính lợi ích của người dân, đấy chính là cách chúng ta tạo ra công dân số và tất nhiên ở mỗi nơi sẽ có cách, sáng kiến khác nhau để thực hiện mục tiêu đó.

Biên tập viên:Thưa ông,Đắk Lắk là địa phương đầu tiên áp dụng Bộ đánh giá chuyển đổi số cho các Sở ngành. Với vai trò đồng hành cùng với địa phương trong chuyển đổi số, Cục chuyển đổi số sẽ định hướng như thế nào đối với việc áp dụng Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số toàn tỉnh?

Ông Nguyễn Phú Tiến: Chuyển đổi số là việc phức tạp, là một quá trình và nó thay đổi liên tục, do đó chúng ta cung như 1 chiếc xe chạy trên đường, chúng ta muốn điều khiển nó đi đảm bảo tốc độ, an tâm để nó đi thì chúng ta phải luôn đo lường tốc độ của nó, thì với bộ chỉ số trên quy mô quốc gia chúng ta cũng có Bộ chỉ số này để đo lường đánh giá mức độ chuyển đổi số các nơi.

Chúng tôi cũng khuyến nghị cho các Tỉnh chúng ta có những Bộ Chỉ số để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan đơn vị trực thuộc của mình. Chúng tôi nhận thấy thực hiện rất là tốt và chúng ta luôn theo dõi được mức độ chuyển đổi số của mỗi cơ quan chúng ta, từ việc chúng ta đánh gía được như thế thì chúng ta mới phân tích được ưu nhược điểm chúng ta cần cố gắng khắc phục trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng những Bộ chỉ số chuyển đổi số còn mấy nội dung phải lưu ý.

Đại biểu tìm hiểu giải pháp chuyển đổi số của VNPT Đắk Lắk

Chúng ta luôn cập nhật theo cái xu thế cái Bộ chỉ số chuyển đổi số Quốc gia là chúng tôi cũng tham mưu là nó cũng sẽ được cập nhật liên tục, cập nhật tức là không phải tạo ra sự bất động không ổn định, chúng ta phải luôn cập nhật theo xu thế mới theo công nghệ mới và ở quy mô Quốc gia chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và cấp Tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật nhưng quan trọng là chúng ta theo dõi và đánh giá thực chất và các chỉ số đi vào thực chất.

Nếu như chỉ số gì mà lan man đến hình thức thì chuyển đổi số sẽ là hình thức, nếu như chỉ số gì mà hướng tới đi vào thực chất đi vào lợi ích, thực chất đây là tạo ra lợi ích cho tất cả các đối tượng trong xã hội. Đắk Lắk cần tiếp tục cập nhât bộ chỉ số đi vào thực chất, liên tục thường xuyên để chúng ta có những chỉ số cũng như những giải pháp kịp thời thực hiện chuyển đổi số.

Xin cám ơn ông !

Advertisement

About admin

Check Also

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh ứng trực 100% quân số dịp Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Trong buổi Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, lực lượng cảnh sát …