Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2024

Chiều 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình công tác tư pháp năm 2023, triển khai nhiệm vụ giải pháp năm 2024, định hướng đến hết nhiệm kỳ (2021 – 2026). Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng chủ trì.

Tham dự điểm cầu chính có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có đồng chí Võ Văn Cảnh -Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Đồng chí Võ Văn Cảnh -Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Phan Thị Hồng Thắng –Giám đốc Sở Tư pháp đồng chủ trì

Năm 2023, Bộ Tư pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 222 nhiệm vụ, đã hoàn thành 78 nhiệm vụ có thời hạn, đang tiếp tục thực hiện 144 nhiệm vụ không có thời hạn, nâng tổng số nhiệm vụ thực hiện từ đầu nhiệm kỳ đến nay 583 nhiệm vụ, đã hoàn thành 439 nhiệm vụ có thời hạn, không có nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành.

Công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật thực hiện hiệu quả. Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền được 515 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương ban hành 3.763 VBQPPL cấp tỉnh; 2.523 VBQPPL cấp huyện và 1.750 VBQPPL cấp xã.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo

Bộ Tư pháp thẩm định đối với 44 đề nghị xây dựng VBQPPL, 238 dự án, dự thảo VBQPPL; tổ chức pháp chế các bộ, ngành thẩm định 543 dự thảo VBQPPL; các địa phương thẩm định 7.404 dự thảo VBQPPL.

Công tác thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực; công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tuyên truyền, PBGDPL. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức 436.362 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 32.272.992 lượt người; tổ chức 10.936 cuộc thi cho hơn 11.480.199 lượt người dự thi; phát hơn 44 triệu tài liệu tuyên truyền, PBGDPL.

Cả nước có 10.596 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt 95.2%. Công tác hoà giải ở cơ sở tiếp tục được Bộ Tư pháp, các địa phương chú trọng triển khai có hiệu quả, các hòa giải viên tiếp nhận 90.522 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành trung bình là 84,7%; một số địa phương có tỷ lệ hòa giải thành cao như: Vĩnh Long 96%, Long An 96%, Bạc Liêu, Bến Tre 94%, Tây Ninh 93%, Bình Dương 93%, Bà Rịa – Vũng Tàu 92%…

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tham gia ý kiến

Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan THADS đã thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc so với cùng kỳ năm 2022. Về tiền đã thi hành xong hơn 89.505 tỷ đồng, tăng 18,96% so với cùng kỳ năm 2022. Cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố đang triển khai thực hiện số hóa Sổ hộ tịch theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP, Sổ hộ tịch được số hóa 2.524.892 sổ với gần 50 triệu dữ liệu, trong đó, đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 36 triệu dữ liệu.

Các địa phương thực hiện đăng ký khai sinh mới 1.557.149 trường hợp (giảm 13,9% so với năm 2022), đăng ký khai sinh lại 535.868 trường hợp (giảm 39,6% so với năm 2022); đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 8.038 trường hợp. Các cơ quan đăng ký hộ tịch khai tử tổng số 661.578 trường hợp; đăng ký kết hôn 704.726 cặp; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 24.804 trường hợp …

Advertisement

Tại hội nghị, đại diện một số bộ, ngành, địa phương thảo luận, đóng góp ý kiến về công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực tư pháp; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính và kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp địa phương; giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2024 và hết nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030; đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành tư pháp.

Rà soát, hoàn thiện thể chế kịp thời và có chất lượng các VBQPPL; sửa đổi và ban hành một số VBQPPL, nhất là chương trình pháp lệnh, thẩm định các đề nghị, dự án Luật trình Chính phủ; nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức có trọng tâm, trọng điểm; gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các quy định hiện hành.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung sửa đổi VBQPPL để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý…

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý đến việc tích cực xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ CBCCVC Tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC và chuyển đổi số…Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, xây dựng bộ máy ngành tư pháp hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp trong giai đoạn mới.

Advertisement

About admin

Check Also

Mâu thuẫn với bạn nhậu, hai anh em ruột bị đâm thương vong

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh bắt tạm giữ đối tượng …