Hội thảo tham vấn khôi phục bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống

Sáng 7/12, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thảo tham vấn khôi phục bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn; bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của đồng bào M’Nông và Êđê ở vùng lưu vực sông Srêpôk.

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới; thành viên các nhóm nghiên cứu; đại diện một số sở, ngành hữu quan của tỉnh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Theo số liệu công bố từ nhóm nghiên cứu, tỉnh Đắk Lắk hiện có 92,5% bến nước của các làng đã bị lấn chiếm hoặc chuyển đổi mục đích; 7.5% bến nước truyền thống còn tồn tại nhưng đã biến đổi. Chỉ số này cảnh báo không chỉ văn hóa bến nước đang mai một mà rừng đầu nguồn cũng đang bị thu hẹp dần.

Nguyên nhân chính làm suy giảm bến nước, rừng đầu nguồn có thể kể đến như: Bến nước chưa thật sự được xem là cơ sở của sự phát triển nên chưa phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn. Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trong; nguồn nước bị tác động và ô nhiễm. Những truyền thống liên quan đến rừng bị mai một cùng với sự suy giảm về diện tích, chất lượng. Quyền tiếp cận sử dụng, quản lý tài nguyên rừng đầu nguồn của người dân bị hạn chế.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo.

Từ những khảo sát thực tiễn, nhóm nghiên cứu cho rằng, để phát huy vai trò của bến nước, bảo vệ rừng đầu nguồn và gắn với phát triển sinh kế bền vững của đồng bào M’Nông và Êđê ở vùng lưu vực sông Srêpôk, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Khôi phục lại bến nước (mô hình bến nước trọng điểm) theo tập quán văn hóa truyền thống, tạo được môi trường xanh, để có nguồn nước sạch. Khôi phục lại lễ hội cúng bến nước và các thực hành văn hóa bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn. Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn nước và nguồn rừng trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền để cộng đồng hiểu và có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn, kết hợp tạo sinh kế cho người dân…

PGS.TS. Trần Trung Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

Đối với việc bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của đồng bào M’Nông và Êđê ở vùng lưu vực sông Srêpôk, hiện nay toàn lưu vực sông Srêpôk còn khoảng15 nghệ nhân ở huyện Lắk và khoảng 5 nghệ nhân ở Buôn Trấp của huyện Krông Ana duy trì nghề gốm truyền thống. Nghề làm gốm truyền thống ở đây tồn tại và phát triển lâu đời, mang một số đặc trưng riêng, tuy nhiên nghề gốm cổ của người M’nông và người Êđê lưu vực sông Serepok chưa được gắn với sinh kế của người dân.

Advertisement

Để phát huy khôi phục lại nghề làm gốm truyền thống để tạo công ăn việc làm cho đồng bào M’Nông và Êđê ở vùng lưu vực sông Srêpôk, nhóm nghiên cứu cho rằng cần tăng cường truyền dạy, tập huấn kỹ năng trong kết nối, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các nghệ nhân cách xây dựng kế hoạch để phát triển nghề gốm tạo ra thu nhập thường xuyên, lâu dài. Hỗ trợ các thủ tục duy trì vùng nguyên liệu lâu dài và kết nối kênh tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng kế hoạch duy trì hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và một số trường học để bảo tồn, phát huy nghề làm gốm qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh và thanh thiếu niên và khách du lịch…

Nghệ nhân chia sẻ kinh nghiệm trong bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Bên cạnh việc công bố nghiên cứu, Hội thảo còn tập trung nghe tham luận của các chuyên gia, các chia sẻ của cộng đồng địa phương về các giải pháp hiệu quả khôi phục bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống trong thời gian tới.

Advertisement

About admin

Check Also

Cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo mới trên mạng xã hội

Dư luận mạng xã hội đang rộ lên cảnh báo người dùng về nguy cơ …