Hội thảo thực trạng và giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam

Sáng 28/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Đắk Lắk tổ chức Hội thảo“ Thực trạng và giải pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam”.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tham dự hội thảo có đại diện Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, các sở ngành liên quan và lãnh đạo 24 Chi cục Bảo vệ thực vật trên cả nước.

Bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 7/2017, diện tích ban đầu khoảng 20 ha ở tỉnh Tây Ninh. Sau đó lan rộng ra các tỉnh khác với diện tích ngày càng tăng. Năm 2021, bệnh xuất hiện ở 25 tỉnh trồng sắn với diện tích nhiễm bệnh hơn 120.000 ha. Riêng năm 2022, thời điểm này, bệnh khám lá xuất hiện ở 19 tỉnh, diện tích nhiễm bệnh 64.000ha.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, bệnh khám lá sắn ngày càng tăng là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành sắn Việt Nam. Khi sắn và các sản phẩn từ sắn đóng góp đáng kể trong giá trị các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Tính riêng 6 tháng đầu năm, Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,7 triệu tấn, trị giá gần 755 triệu Đô la Mỹ, tăng 9% về lượng và 23% giá trị so với cùng kỳ.

Ông Đỗ Xuân Dũng-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Trưởng khoa Nông lâm nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên cho rằng để giải quyết được bệnh khám lá sắn thì vấn đề về giống là căn nguyên. Do đó cần phải sớm nhân giống sắn kháng bệnh phục vụ sản xuất.

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

“Để nhân giống nhanh thì mỗi tỉnh, mỗi nhà máy nên có một nhà màng. Nhà màng này cung cấp hệ số rất lớn. Còn để nông dân tự làm nhà màng sẽ không được do nông dân không có điều kiện làm nhà màng mà làm chỉ phục vụ cho nhà người ta từ 1-2 ha thì không đáng. Làm một cái nhà màng vài năm sau tỉ lệ mình phủ gần như toàn bộ diện tích bị khảm hiện nay rất nhanh”- ông Nguyễn Văn Minh cho hay.

Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế tham gia ý kiến

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, để đưa nhanh các giống sắn kháng bệnh khảm sắn lá vào sản xuất, cần có sự phối hợp và tận dụng hết các nguồn lực sẵn có ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và địa phương. Đến nay Viện Di truyền đã đưa ra 6 giống kháng khảm lá. Trong đó giống HN3 và HN5 đã được công nhận ở vùng Đông Nam Bộ, 4 giống còn lại đang được đánh giá để được công nhận cho các vùng khác.

Tuy nhiên, trước khi hoàn thiện bộ giống phù hợp, ông Nguyên Quý Dương cũng lưu ý, để hạn chế được bệnh khảm lá sắn trong điều kiện giống kháng đang còn thiếu thì đề nghị bà con chọn những giống theo khuyến cáo của địa phương. Thứ 2 mình lựa ra những cây khoẻ trong 1 cái ruộng không bị bệnh khảm lá sắn này. Khi cây sắn khoảng 10 tháng thì sẽ biết cây nào bị bệnh cây nào không rồi giữ lại làm giống cho vụ sau. Thì đây là giải pháp tốt nhất cho bà con để thực hiện phòng chống bệnh khảm lá sắn này.

Advertisement

Tại Đắk Lắk, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh 05 năm (từ năm 2017 – 2021) tổng diện tích sắn trung bình đạt 41.000 ha/năm, năng suất trung bình đạt 205 tạ/ha, sản lượng trung bình đạt 677.700 tấn/năm. Diện tích gieo trồng sắn trên địa bàn năm 2021 đạt 45.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 1 triệu tấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 nhà máy tinh bột sắn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo khảo sát của ngành Nông nghiệp Phát triển nông thôn, bệnh khảm lá còn phát sinh trên diện rộng, chưa được kiểm soát nên ảnh hưởng đến năng suất, từ năm 2018 đến năm 2021 bệnh khảm lá do virus gây hại với diện tích 2.500 ha trên các địa bàn trọng điểm trồng sắn nguyên liệu như: Krông Bông, Ea Kar, M’Đrắk, Ea Súp, Buôn Đôn.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sắn còn chậm nhất là khâu cơ giới hóa trong trồng và thu hoạch; sự liên kết giữa người sản xuất và các nhà máy chế biến chưa chặt chẽ; các sản phẩm sau chế biến chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô; thị trường xuất khẩu tinh bột phần lớn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khoảng trên 90%; hình thức tổ chức còn nhỏ lẻ manh mún, người dân chứa đầu tư thâm canh đúng mức nên cây sắn còn thiếu tính bền vững.

Để ngành hàng sắn của tỉnh Đắk Lắk phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đề ra các giải pháp như sau: Rà soát, đánh giá lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các vùng chuyên canh, vùng trọng điểm sản xuất sắn theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân và phát triển thị trường; Tái cơ cấu lĩnh vực chế biến tinh bột theo hướng đổi mới công nghệ chế biến, đầu tư phát triển dây chuyền, đa dạng hoá sản phẩm sau tinh bột…

Advertisement

About admin

Check Also

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh

UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ cho ông …