Jrơland Coffee, cà phê sạch của chàng trai người K’Ho

Từ thực tế trồng cà phê của mình, chàng trai người K’Ho K’Sửu quyết định thay đổi tư duy sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời khẳng định thương hiệu cà phê do chính tay người bản địa K’Ho làm ra, và thương hiệu cà phê đầu tiên của người K’Ho Jrơland Coffee đã ra đời trên đất B’Dơr (xã Lộc An, huyện Bảo Lâm).

K’Sửu tâm sự rằng, nhiều năm qua, người trồng cà phê ở Tây Nguyên thường đối mặt với tình cảnh được mùa – mất giá; thậm chí, mất mùa vẫn mất giá. Nghịch lý hơn nữa, giá cà phê nhân nông dân bán ra thì rẻ mạt, trong khi tại các đô thị lớn giá cà phê rang xay lại bán với giá rất cao.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hóa học, sau một vài năm khai thác, khiến đất bị bạc màu, cây cà phê dễ bị nhiễm bệnh, kiệt sức, dẫn đến mất năng suất dần qua từng năm.

Bởi những trăn trở đó, anh đã cố công tìm ra hướng đi phù hợp cho cây và hạt cà phê trên chính mảnh đất của mình, bằng việc xây dựng thương hiệu cà phê Jrơland Coffee, theo quy trình “farm to cup”, nghĩa là từ nông trại đến ly cà phê.

K’Sửu đang phơi cà phê trên giànK’Sửu đang  phơi cà phê trên giàn
K’Sửu đang phơi cà phê trên giàn
Advertisement

Sau khi đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, K’Sửu nhận thấy, muốn thay đổi tư duy sản xuất, việc đầu tiên phải bắt tay cải tạo vườn rẫy và làm sạch đất.

Như vậy, vườn cà phê mới phát triển ổn định, chất lượng hạt cà phê mới đáp ứng tiêu chuẩn sạch. Mà nguồn nguyên liệu sạch là yêu cầu bắt buộc để tạo ra những ly cà phê sạch và nguyên chất.

Với những người ghiền cà phê chính hiệu, ngoài chuyện cà phê phải sạch, đương nhiên còn phải là nguyên chất. Bởi chỉ có cà phê nguyên chất mới mang trong mình vị đắng tự nhiên, nhẹ nhàng, tinh tế, rất quyến rũ, bên cạnh vị chua thanh đặc trưng”, K’Sửu chia sẻ.

Nắm rõ xu thế tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng của người sử dụng, anh tiến hành cải tạo vườn cà phê: sử dụng phân bón hữu cơ, thay cho phân bón vô cơ, để phục hồi cây cà phê.

Bên cạnh đó, K’Sửu cũng đã áp dụng nghiêm ngặt các quy trình sản xuất khác, từ cách thức chăm sóc cây cà phê đến việc lựa chọn những trái cà phê chín khi thu hoạch, rồi rửa sạch, phơi trên giàn…

Thêm nữa, các phân đoạn rang xay, đóng gói và bảo quản, anh đều nhất nhất tuân thủ những chuẩn tắc của quy trình “farm to cup”.

“Jrơland Coffee được sản xuất từ những hạt cà phê Robusta chín mọng ở huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh, kết hợp với những hạt cà phê Arabica ngon nhất tại huyện Lạc Dương”, K’Sửu cho biết.

Theo anh, cà phê khi đã chín mọng sẽ được thu hái thủ công, tiến hành phân loại và phơi trên giàn. Thời gian phơi tự nhiên khoảng 25 đến 30 ngày. Tiếp tục phơi trong bóng râm thêm 1 tuần, rồi ủ trong bao nilon gần 1 tuần, sau đó phơi lại ngoài trời cho đến khi đạt yêu cầu. K’Sửu bảo, qua thời gian, nhiều người đã bắt đầu biết đến thương hiệu Jrơland Coffee.

Quan trọng hơn, chính việc xây dựng dòng sản phẩm cà phê sạch của anh đã góp phần thay đổi nhận thức của một số nông hộ ở Lộc An về sản xuất cà phê bền vững và trách nhiệm với cộng đồng. Người dân nơi đây đang từng bước hướng đến làm nông nghiệp sạch.

“Hiện, cà phê nhân của Jrơland Coffee bán với giá 70 – 80 ngàn đồng/1kg, và giá cà phê rang xay 150 ngàn đồng/1kg”, K’Sửu cho hay. Anh hào hứng cho biết, chất lượng cà phê và hiệu quả kinh tế chính là lời khẳng định của Jrơland Coffee khi làm nông nghiệp sạch.

>> Khơi dậy giá trị đặc biệt của cà phê Robusta

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …