Lễ đâm trâu của người Bana

Mã:

Bài viết liên quan: 

Lễ hội đâm trâu của người Bana

– Lễ hội đâm trâu được người Bana gọi là x’trǎng, là một lễ hội tế thần linh, ăn mừng chiến thắng, mừng mùa màng bội thu, mừng lễ hội mùa xuân hay mừng các sự kiện trọng đại  trong năm. Tuỳ theo hoàn cảnh ở từng địa phương mà bà con tổ chức lễ đâm trâu.

Lễ hội đâm trâu của người Bana  - ảnh 1
Lễ đâm trâu thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ tháng Chạp cho đến tháng 3 âm lịch. Đó là là khi mùa màng thu hoạch xong, thóc đã được đưa vào bồ, các gia đình được nghỉ ngơi. Người Bana tổ chức lễ đâm trâu là để tạ ơn thần linh, đón mừng năm mới, cầu mong sức khỏe cho mọi người và cầu chúc cho một năm mới mùa màng tươi tốt. Anh Đào Minh Ngọc, hướng dẫn viên Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Lễ hội đâm trâu là lễ hội lớn linh thiêng đối với người Bana. Lễ hội đâm trâu (còn gọi là lễ hiến sinh)  phải trải qua nhiều nghi lễ nhỏ với nhiều hình thức như:  lễ cúng thần linh, nghi lễ uống rượu cần, diễn tấu cồng chiêng và có bài khóc trâu. Lễ hội đâm trâu  chỉ  được dùng trong cúng thần linh”.
Lễ hội đâm trâu của người Bana  - ảnh 2
Lễ đâm trâu thường diễn ra trong 3 ngày đêm. Để chuẩn bị cho lễ đâm trâu, người Bana phải chuẩn bị hàng tháng trời. Những người đàn ông khoẻ mạnh trong buôn được cử vào rừng chọn những cây gỗ Pơlang thẳng, đẹp nhất để làm cột Gưn, chọn những cây mây  vàng bóng để bện thành sợi dây vững chãi buộc trâu trong ngày lễ. Thường thì lễ đâm trâu tế Giàng (Thần linh) được tổ chức vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa lên. Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh làm vật hiến sinh, con trâu này được coi như vị sứ giả chuyển lời cầu khấn, ý nguyện của bà con tới các vị thần. Vào ngày lễ, trâu được đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào cột Gưn mà người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô. Đây là một cây cột gỗ cao trên 5 mét, được trang trí hoa văn, hoa rừng và cờ rất đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng  hình chim Phượng hoàng bằng gỗ. Khi con trâu được cột vào Gưng, làng cử đại diện gồm: già làng, thanh niên nam, nữ, trẻ nhỏ dắt trâu đi vòng quanh cột vừa đi vừa nói những điều tốt đẹp. Đây cũng là lúc bà con trong buôn tập trung lại và những nghi thức của buổi lễ bắt đầu.
Chủ lễ là già làng, người có uy tín nhất cộng đồng đọc lời khấn trời đất, cầu chúc mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh, hoa trái mùa màng tốt tươi… Khấn Giàng  xong, con trai, con gái nhảy múa vòng tròn theo nhịp cồng chiêng rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Một người lớn tuổi được cử ra để  mời bà con và khách uống rượu cần thể hiện lòng hiếu khách. Tâm điểm của lễ hội là các chàng trai trong buôn biểu diễn  các màn võ truyền thống quanh cột Gưn buộc trâu, trong khi các cô gái nối thành vòng xoang nhảy múa theo nhịp cồng chiêng. Sau một đêm nhảy múa, ca hát, buôn cử  5 người đại diện gồm 3 thày cúng và 2 già làng làm lễ hiến sinh đọc thần chú, xin dâng cúng trâu cho thần linh và cầu nguyện những điều tốt đẹp còn mọi người ngồi nói chuyện, uống rượu cần.
Advertisement
Lễ hội đâm trâu của người Bana  - ảnh 3
Suốt đêm hôm ấy bà con dân làng thức với con trâu, khóc thương con trâu, bày tỏ tình cảm của mình với con trâu bằng bài hát “Khóc trâu”. Bài hát với lời : lâu nay trâu sống cùng với con người, giúp đỡ người trong công việc đồng áng nặng nhọc, nhưng vì làng có việc trọng đại, cần đến trâu để tạ ơn Giàng, mong trâu vui vẻ thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau buổi lễ, thịt trâu được chia đều cho tất cả mọi người, từ già đến trẻ nhỏ trong buôn và cả khách mời, ai cũng có phần đem về nhà, mang may mắn cho mọi người. Già làng Bok Ny dân tộc Bana ở tỉnh Kon tum, cho biết: “Lễ hội để cầu mong mưa thuận gió hoà. Sau khi lễ hội xong cũng là là kêu gọi bà con phát huy tính tự lực tự cường, cùng nhau làm ăn cần cù để cuộc sống buôn làn ngày càng phát triển đi lên”.
Lễ đâm trâu của người Bana cũng là dịp để con cháu ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, giúp lớp trẻ hình dung các bước thực hiện lễ đâm trâu để lưu giữ truyền thống tổ tiên. Lễ hội đâm trâu góp phần giữ gìn nét văn hóa dân gian của người Bana, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam./.
Advertisement

About Trần Huỳnh Thanh Nhật

Check Also

Lễ cúng cắt ngà voi của người M’Nông

Mã: SKVH005 Tên: Lễ cúng cắt ngà voi của người M’Nông Nét đặc trưng: Ngà …