Lễ cúng lúa sắp trổ bông của đồng bào Ê Đê

Mã:

Bài viết liên quan:

Lễ cúng lúa trổ bông: Nghi thức cảm tạ thần linh của người Ê đê

Vào mỗi mùa cây lúa sắp trổ bông, người đồng bào Ê đê sẽ làm lễ cảm tạ thần linh. Và nghi thức này được gọi là lễ cúng lúa trổ bông. Người dân sẽ cùng kiến và cấm cây nêu quanh bàn cúng. Ngoài ra, bàn cúng tế cũng được thiết kế cực kỳ độc lạ. Chúng có hình thù như một mô hình nhà rông thu nhỏ, có cả nhà sàn làm mâm cúng. Theo quan niệm của người đồng bào Ê đê, nhờ thần linh mà họ có được màu màu xanh tốt. Chính vì thế họ cần phải thể hiện lòng biết ơn với đấng tối cao. Có như vậy thần linh mới thương và tiếp tục giúp mùa màng ngày càng tươi tốt, cho năng suất cao.

Mục Lục

Lễ cúng lúa trổ bông thường được tổ chức vào tháng 9

Các già làng sẽ là người đứng ra thực hiện lễ cúng lúa trổ bông
Các già làng sẽ là người đứng ra thực hiện lễ cúng lúa trổ bông guoi

Hằng năm, cứ vào dịp đầu tháng 9 dương lịch, khi cây lúa đã ngậm đòng chuẩn bị trổ bông; các gia đình người M’nông Gar ở huyện Lắk lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng. Cắm cây nêu mừng lúa trổ bông. Là một trong 3 lễ cúng trong vòng đời cây lúa. Gồm: lễ cúng cắm cây nêu, lễ cúng thu hoạch một nửa diện tích và lễ cúng mừng lúa mới. Lễ cúng cắm cây nêu trổ bông được thực hiện đơn giản. Lễ vật cũng không quá cầu kỳ nhưng lại có ý nghĩa to lớn. Vì đây là giai đoạn quan trọng của cây lúa trước khi trổ đòng. Lễ cúng được thực hiện để cầu mong cho lúa trổ bông to, hạt nhiều, hạt chắc.

Trước lễ cúng một ngày, đàn ông trong gia đình đã đi rừng chọn cây lồ ô một lứa, to, đẹp, thẳng để làm cây nêu. Công việc này thường dành cho những người khéo tay để làm cây nêu sao cho đẹp. Và mang rất nhiều ý nghĩa. Việc làm cây nêu rất được xem trọng vì tính chất thiêng liêng của nó và cũng cần có những kiêng cữ nhất định. Khi chặt cây lồ ô không được nhúng vào nước, không chọn cây cụt ngọn, không được đi vệ sinh; khi về đến nhà không được đặt cây lồ ô nằm xuống đất mà phải dựng thẳng đứng. Để đề phòng mọi người bước qua sẽ mất thiêng. Cây nêu đã làm xong phải cắm thẳng đứng trước sân nhà, không cắm xiêu vẹo.

Advertisement

Mỗi nơi sẽ có cách cúng lễ khác nhau

Tại buôn Tlia, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Dak Lak phối hợp Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Bông tổ chức phục dựng Lễ cúng lúa sắp trổ bông của đồng bào Êđê. Đây là nhóm lễ nghi nông nghiệp phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê ở huyện Krông Bông với ước muốn cầu mong các thần linh phù hộ cho lúa trổ bông đều, dài, đầy hạt và đạt năng suất cao. Để thực hiện nghi lễ này, lễ vật cúng gồm 4 ché rượu cần; 2 con gà trong đó có một con gà lông trắng; 2 con heo. Thời gian cúng kéo dài 2 giờ đồng hồ.

Nghi thức cúng của từng dân tốc, huyện sẽ khác nhau
Nghi thức cúng của từng dân tốc, huyện sẽ khác nhau

Đồng bào M’nông Gar quan niệm khi làm cây nêu và cắm trên rẫy, các vị thần sẽ trú ngụ trên cây nêu và giữ cho hồn lúa ở yên trên rẫy. Vì vậy, cây nêu được làm như biểu tượng của các chùm lúa sum suê. Thường cây nêu có năm hình chùm lúa xòe ra, biểu hiện cho sự sinh sôi, phát triển, cũng là ước mong cho cây lúa trổ nhiều bông, to bông và chắc hạt.

Tại nhà ông Do Ka Ly (buôn Jiê Yúk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk), khi cây nêu chuẩn bị xong, sáng sớm hôm sau cả nhà dậy thật sớm, mỗi người lo một việc để làm lễ cúng tại nhà trước khi lên rẫy cắm cây nêu. Những thứ chuẩn bị gồm: Một ché rượu, một con gà, cơm và cơm rượu được đựng vào vỏ ngô, con gà để trong một cái nia, bên cạnh còn có cây củ dong, mấy bát gạo.

Nguyễn Trọng Quốc Vương

Advertisement

About Trần Huỳnh Thanh Nhật

Check Also

Lễ cúng cắt ngà voi của người M’Nông

Mã: SKVH005 Tên: Lễ cúng cắt ngà voi của người M’Nông Nét đặc trưng: Ngà …