Mã vùng trồng bị thu hồi tiềm ẩn nguy cơ giảm thị phần xuất khẩu nông sản

Bộ NN&PTNT cho biết, mã số vùng trồng bị thu hồi do không đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật của nước nhập khẩu, tiềm ẩn nguy cơ giảm thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Cả nước hiện có khoảng 6.500 vùng trồng tại 53 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố và 1.600 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu. Bên cạnh đó, do không đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật của nước nhập khẩu cũng đã có hơn 710 mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu bị thu hồi, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận.

Từ cuối tháng 3 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phân cấp cho địa phương chủ động thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại địa phương, nhằm đẩy nhanh quá trình cấp mã số, thúc đẩy xuất khẩu.

Đắk Lắk có khoảng 15.000ha sầu riêng, trong đó có 23 mã số vùng trồng đã được cấp cho 1.500ha.Đắk Lắk có khoảng 15.000ha sầu riêng, trong đó có 23 mã số vùng trồng đã được cấp cho 1.500ha.
Đắk Lắk có khoảng 15.000ha sầu riêng, trong đó có 23 mã số vùng trồng đã được cấp cho 1.500ha.

Bà Nguyễn Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) lưu ý, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng

Advertisement
, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu nông sản, vì đây yêu cầu bắt buộc của các thị trường và theo thông lệ quốc tế.

Phân cấp triệt để về địa phương để có thể chủ động hơn trong việc thiết lập cũng như quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Tùy thuộc vào đặc thù của các địa phương, có thể linh hoạt triển khai, tổ chức thực hiện để vừa phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu”, bà Hương cho biết.

>> Mã vùng trồng quá ít, lo sầu riêng bị ‘thắt cổ chai’

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …