Nông sản, thực phẩm Việt thích ứng với bối cảnh kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống dịch

Sáng 26/7, tại TP. Buôn Ma Thuột, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị “Nông sản, thực phẩm Việt thích ứng với bối cảnh tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống SARS- CoV-2, thực thi Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc”.

Ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam và ông Vũ Đức Côn – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, một trong những rào cản lớn nhất hiện nay trong xuất khẩu nông sản là vấn đề an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật và thực vật, do đó, nếu không đáp ứng được yêu cầu, quy định đề ra thì trong thời gian tới, hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tại Hội nghị, các địa biểu sẽ được phổ biến các thông tin mới nhất liên quan đến Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Lệnh 248) và Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nông sản, thực phẩm (Lệnh 249) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc; các quy định mà Việt Nam cần phải đáp ứng về mặt kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa, nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc đang kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống SARS-CoV-2 và thực thi Lệnh 248 và 249; trao đổi các giải pháp thích ứng phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trước bối cảnh mới của thị trường; giải pháp sơ chế, bảo quản trái cây tươi xuất khẩu (sầu riêng, chanh leo) vào thị trường Trung Quốc; giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng, chanh leo; đồng thời tăng cường quảng bá, truyền thông về chất lượng của nông sản Việt Nam trong thời gian tới…

Ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Tại Đắk Lắk, ông Vũ Đức Côn – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, Đắk Lắk có nhiều nông sản có diện tích, sản lượng, chất lượng hàng đầu cả nước như cà phê, hồ tiêu, ca cao, macca, mật ong, cây ăn quả các loại… Đặc biệt, sầu riêng, bơ, chanh leo, chuối… là các loại cây ăn quả có thế mạnh cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội to lớn trong việc xuất khẩu thực phẩm nông sản chủ lực theo chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã chủ động đăng ký triển khai các công tác cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ cho xuất khẩu chính ngạch. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã được cấp 77 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 1.599 ha cho các loại cây trồng; xây dựng và thiết lập được 24 cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh; thiết lập 38 vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích hơn 1.500 ha.

Advertisement

Ông Vũ Đức Côn – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh phát biểu tại Hội nghị

Hiện nay, quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản nông sản của Đắk Lắk đã từng bước đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm để đáp ứng các điều kiện của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, Đắk Lắk cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân trong công tác đầu tư sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm sầu riêng nói riêng và các sản phẩm nông sản khác của tỉnh nói chung.

Sau Hội nghị, chiều nay (26/7), các đại biểu sẽ tiến hành tham quan vườn sầu riêng, thăm doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng và chanh leo tại huyện Krông Pắk và Cư M’gar.

Advertisement

About admin

Check Also

Đập cửa kính ô tô trộm 630 triệu đồng rồi bỏ trốn

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh vừa khởi tố và bắt …