Phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên

Sáng 11/11, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo khoa học khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

TS. Nguyễn Duy Thụy- Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên và Th.s Đặng Gia Duẩn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo còn thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Nguyên; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

TS. Nguyễn Duy Thuy- Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên phát biểu khai mạc

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Nguyễn Duy Thuy- Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên nhấn mạnh, các địa phương vùng Tây Nguyên đang triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nhiều quan điểm chỉ đạo có liên quan đến khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của vùng Tây Nguyên.

Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đặng Gia Duẩn phát biểu tại hội thảo

Do đó, những ý kiến tham luận, trao đổi tại Hội thảo sẽ góp phần củng cố thêm căn cứ lý luận và cung cấp những tư liệu thực tiễn sống động góp phần tham vấn chính sách cụ thể, sát thực cho các tỉnh vùng Tây Nguyên thực hiện tốt hơn việc khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa phục vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên cho hôm nay và các thế hệ mai sau.

TS. Hoàng Hồng Hiệp- Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Vùng Trung Bộ tham gia ý kiến

Hội thảo sẽ thảo luận làm rõ 5 nhóm nội dung chính gồm: Thực trạng di tích lịch sử văn hóa vùng Tây Nguyên, việc khai thác, bảo tồn giá trị các di tích lịch sử – văn hóa Tây Nguyên trong thời gian qua.

Các vấn đề lý luận, lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa; các lý thuyết về quản lý và mô hình quản lý và khai thác tài nguyên di sản các di tích lịch sử – văn hóa có thể vận dụng cho các loại hình di tích lịch sử- văn hóa vùng Tây Nguyên.

Ông Trần Mạnh Dương- Chủ tịch Liên hiệp Hội KHKT tỉnh Đắk Nông tham gia ý kiến

Những vấn đề đặt ra về công tác quy hoạch, xây dựng chính sách và bảo tồn, quản lý và khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa; các mô hình quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa; sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa; việc khai thác di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch. Những xu thế, bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa vùng Tây Nguyên tại hiện thời và về lâu dài; dự báo xu thế quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. Đề xuất quan điểm, định hướng công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử – văn hóa vùng Tây Nguyên; các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị di tích lịch sử – văn hóa vùng Tây Nguyên.

Advertisement

Theo số liệu tại Hội thảo, vùng Tây Nguyên hiện có 161 di tích lịch sử- văn hóa được xếp hạng. Hầu hết các di tích được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị thông qua các chương trình, đề án về bảo vệ di sản, thông qua huy động các nguồn lực đóng góp của các tổ chức và cá nhân để tôn tạo, bảo trì; phát huy giá trị di sản bằng cách đưa di sản tham gia phát triển du lịch .v.v… Tuy nhiên, ở một số nơi, vì thiếu sự quan tâm, có tình trạng di tích bị xuống cấp, hư hại dẫn đến hạn chế trong quá trình khai thác giá trị của các di tích, một số di sản được đưa vào khai thác nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng, để phát huy khai thác giá trị di tích lịch sử- văn hóa phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội, các địa phương cần quan tâm tham khảo đến các mô hình phát huy giá trị di sản và các di tích khảo cổ gắn với phát triển bền vững trên thế giới; Xây dựng quy hoạch, đánh giá quá trình khai thác di tích lịch sử- văn hóa cần phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích của từng cộng đồng bản địa. Việc lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử- văn hóa phải gắn với công tác quản lý đầu tư xây dựng, phát triển các ngành kinh tế, hạ tầng và các hoạt động kinh tế- xã hội của địa phương, nhất là địa bàn có di tích. Ban hành và thực hiện nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn có giá trị pháp lý nhằm bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị các di tích lịch sử- văn hóa trong Vùng.

Các cơ quan quản lý cần tách biệt các di tích lịch sử với các di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh tự nhiên, để từ đó có quy chế hoạt động sát với giá trị, tính chất đặc thù của từng loại hình. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng của cha ông thông qua hệ thống các di tích lịch sử- văn hóa trong các nhà trường ở các địa phương dưới nhiều hình thức.

Advertisement

About admin

Check Also

Xô xát, vợ cầm dao đâm chồng tử vong

Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh phối hợp bắt giữ đối tượng …