Phiêu cùng dân vũ Êđê

Người Êđê, một dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, có một kho tàng múa dân gian phong phú và độc đáo. Từ những điệu múa này, người Êđê đã tạo ra những tiết mục biểu diễn đặc sắc, thu hút du khách. Dù nghệ thuật múa dân gian đã trải qua thời gian mai một, nhưng nhờ sự nỗ lực bảo tồn và phát triển của các cấp, người Êđê đang tìm được vị thế của mình trong không gian văn hóa Tây Nguyên. Hiện nay, các buôn ở TP. Buôn Ma Thuột đã khôi phục phong trào tập luyện cồng chiêng và múa xoang, góp phần tạo nên một trải nghiệm văn hóa độc đáo cho du khách.


Từ những điệu múa gắn liền với các nghi thức cúng tế và nghi lễ dân gian, dân vũ của người Êđê đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc phục vụ du lịch, góp phần tạo nên điểm nhấn thu hút người dân và du khách. Giống như nhiều dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, người Êđê có một kho tàng múa dân gian rất phong phú với nhiều sắc thái biểu cảm lấy chất liệu từ chính đời sống thường ngày. Đa số các bài múa được sử dụng trong các nghi lễ, lễ cúng thể hiện sự tôn kính với các đấng siêu linh, xua đuổi tà ma, ăn mừng chiến thắng cùng ước vọng của bà con về cuộc sống yên bình, no ấm. Có thể kể đến các bài múa tiêu biểu của người Êđê như múa K’tung khăk (múa trống), múa Ghat khil (múa khiên), múa chim Grưh, múa Pah kngăn drông Yang (vỗ tay gọi thần)…

Theo bà H’Dương Êban từ buôn Tuôr, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, mỗi buôn đều có những đội múa riêng, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tương tự như diễn tấu chiêng, mỗi buôn lại có những cách biến tấu, sáng tạo riêng cho từng bài múa của buôn mình dựa trên các nguyên tắc chung, tạo nên sự phong phú, độc đáo cho loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nghệ thuật múa dân gian đã ít nhiều mai một khi các nghi lễ, lễ hội truyền thống không còn được cộng đồng ở các buôn làng chú trọng.

Advertisement

Các tiết mục văn nghệ mang tính cộng đồng của người Êđê luôn có sức hút lớn. Gần 30 năm công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Buôn Ma Thuột, bà H’Dương Êban đã có dịp đến nhiều buôn làng, sưu tầm cách thức biểu diễn và ý nghĩa các điệu múa qua lời kể của các bậc cao niên. Trong các điệu múa cổ, bà H’Dương quan tâm đặc biệt đến bài múa chim Gr

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baodaklak
Nội dung được biên tập bởi: buonmathuot_.info

Advertisement

About admin

Check Also

Tự tình với sáo – Báo Đắk Lắk điện tử

Sáo và ching kram là những nhạc cụ truyền thống đặc trưng của người dân …