Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cải cách hành chính bắt đầu từ “5 rõ”

Nhiều năm qua, Sở NN&PTNT luôn nỗ lực cải tiến chất lượng và chỉ số cải cách hành chính. Trong đó, Sở luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của từng CBCCVC theo phương châm “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả” nhằm tăng cường kỷ cương nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần tạo bước đột phá cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025.

Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu

Sở Nông nghiệp và PTNT có 83 TTHC được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk; 03 TTHC được tiếp nhận và trả kết quả tại các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố.

Đến nay, Sở cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 gồm 42 TTHC (chiếm 48,9%) ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 gồm 26 TTHC (chiếm 30,2%); cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 gồm 18 TTHC (chiếm 20,9%).

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung và Sở NN&PTNT thăm doanh nghiệp sản xuất cà chua NOVA địa bàn TP.BMT

Thống kê 6 tháng đầu năm 2022, tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận 3153 hồ sơ. Kết quả giải quyết, tổng số hồ sơ đã giải quyết 3190 hồ sơ (trả trước hẹn: 3024, trả đúng hẹn: 166 hồ sơ, trả quá hạn 0 hồ sơ, số hồ sơ còn tồn trong thời hạn giải quyết: 32). Số hồ sơ tiếp nhận mức độ 3: 2655 hồ sơ, tỷ lệ: 84,2 %; Số hồ sơ tiếp nhận mức độ 4: 485 hồ sơ, tỷ lệ: 15,4 %;

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, bên cạnh cải tiến chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, toàn ngành đã trình phê duyệt 105 TTHC phương án đơn giản hóa; 04 Số TTHC bãi bỏ, thay thế. Sở luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của từng CBCCVC theo phương châm “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả” nhằm tăng cường kỷ cương nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của công chức, viên chức trong giải quyết công việc.

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2021 của các sở, ban, ngành, Sở NN&PTNT đạt 71,11 điểm, đứng thứ 3, giữ vững ổn định trong nhóm dẫn đầu về Chỉ số CCHC. Tuy nhiên, để CCHC đáp ứng nhu cầu người dân, yêu cầu cán bộ công chức phải chủ động, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện CCHC tại các cơ quan, đơn vị; bảo đảm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ CCHC đã đề ra trong Kế hoạch năm 2022 và thực hiện đúng cam kết thực hiện công tác CCHC năm 2022; thường xuyên theo dõi, đánh giá, quán triệt thực hiện nhiệm vụ CCHC để kịp thời phát hiện và chỉ đạo xử lý những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai”- Ông Nguyễn Hoài Dương nhấn mạnh.

“Để cải thiện tiêu chí mất điểm năm 2021, Sở tăng cường triển khai chính quyền điện tử, đề nghị mỗi 1 đơn vị trực thuộc nghiên cứu ít nhất 1 sáng kiến trong thực hiện cải cách hành chính, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL, tuyên truyền CCHC công chức, viên chức trong ngành và cá nhân, tổ chức có tham gia giải quyết TTHC của Sở.

Đề nghị các đơn vị có giải quyết TTHC nghiên cứu tham mưu rút ngắn thời gian giải quyết TTHC đối với những thủ tục giải quyết đơn giản, tham mưu văn bản cho Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh bãi bỏ những TTHC đã công bố nhưng trong thời gian qua không phát sinh hồ sơ nào. Toàn ngành sẽ bám sát chủ đề CCHC năm 2022 đó là: “Tăng cường kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số”- ông Dương thông tin.

Thúc đẩy chuyển đổi số của ngành

Cũng theo ông Nguyễn Hoài Dương, chỉ số về chuyển đổi số năm 2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đạt được kết quả cao, đứng thứ 1/18 các sở, ban, ngành trong tỉnh. Sở cũng đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên cơ sở KH của Bộ, của tỉnh, để triển khai thực hiện cụ thể và phân công cho từng đơn vị.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Cư Kuin.

Điển hình như triển khai áp dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất trồng trọt và BVTV, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục đã thực hiện trục liên thông văn bản nội bộ thực hiện số hóa trong quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản. Đăng tải các thông tin của các tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói lên hệ thông điện tử để thuận lợi cho việc tra cứu nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Advertisement

Trong trong quản lý kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, Chi cục đã xây dựng cơ sở dữ liệu, đơn vị đã cập nhập dữ liệu hơn 1300 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV, phân bón lên Cổng thông tin điện tử của Chi cục (thời gian tới sẽ tích hợp đầy đủ các thông tin về cơ sở kinh doanh như: Định vị địa điểm,số giấy chứng nhận, trình độ chuyên môn, hành vi vi phạm….). Đã thành lập nhóm Zalo và tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh VTNN trên địa bản tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm tra trực tuyến đột xuất và tiếp nhận thông tin.

Công ty, nông dân trên địa bàn tỉnh đã tìm hiểu, ứng dụng máy bay không người lái vào phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng-Ảnh : Hoàng Gia

Ông Nguyễn Hắc Hiển – Phó Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) cho biết, hiện đơn vị đã ứng dụng các phần mềm chuyên ngành trong các lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp và PTNT (Phần mềm tra cứu thuốc BVTV quốc gia; phần mềm PPDMS trong công tác DTDB sâu bệnh hại cây trồng; phần mềm cơ sở dữ liệu ngành BVTV; ứng dụng trạm khí tượng thông minh iMetos về theo dõi số liệu thời tiết thường xuyên, liên tục ở một vùng sinh thái nhất định…); 100% thiết bị, mạng Internet tại Chi cục bảo đảm an toàn thông tin bằng việc sử dụng các phần mềm BKAV, Kis…

Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, toàn ngành đề ra mục tiêu thực hiện tốt công tác khảo sát, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để giảm chi phí sản xuất, tập trung thu hút đầu tư, tạo điều kiện ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, công nghiệp hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai cập nhập cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút người dân, doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh ngành, địa phương.

Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho các cán bộ quản lý, tổ hợp tác, hợp tác xã về kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động (nông dân) trên địa bàn tỉnh về các kỹ năng sử dụng phần mềm, nhập cơ sở dữ liệu, cách ghi chép sổ nhật ký điện tử, cách tính toán hiệu quả kinh tế… , ông Dương chia sẻ.

Advertisement

About admin

Check Also

Bắt giữ đối tượng cướp giật 430 tờ vé số của một cụ bà

Công an TP. Buôn Ma Thuột tạm giữ đối tượng Nguyễn Thuận Thảo về hành …