Sơn La: Xót xa nhiều vườn cà phê bị cháy khô do rét đậm

Nhiều diện tích cà phê trên địa bàn TP.Sơn La (tỉnh Sơn La) bị cháy khô do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kèm sương muối.

Tình hình này khiến bà con nông dân bị thiệt hại rất nhiều bởi cây cà phê khi đã bị cháy khô thì rất khó hồi phục, hầu như phải chặt bỏ.

Nhiều vườn phải đốn bỏ vì không thể phục hồi

Với 2,4ha cà phê, nhà anh Lò Văn Út (bản Hôm, xã Chiềng Cọ) phải cưa bỏ tận gốc khoảng một nửa diện tích vì sương muối gây hại.

Nhìn nương cà phê bị cháy hết lá, anh Út xót xa: “Sau 3 năm chăm sóc, phục hồi, niên vụ 2022 nhà tôi vừa thu được 8 tấn quả tươi. Vậy mà, vừa bước sang năm nay, cây cà phê chuẩn bị ra hoa lại bị sương muối, lá vàng hết và khô héo, nhiều chùm hoa sắp nở bị cháy đen“.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Sơn La (Sơn La) hướng dẫn bà con xã Chiềng Cọ cách chăm sóc cây cà phê sau khi bị ảnh do thời tiết. Ảnh: Minh Thu

Trao đổi với phóng viên, ông Cà Trung Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La, cho biết: Do ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại kèm sương muối cuối tháng 1 đầu tháng 2 đã khiến nhiều vườn cà phê ở bản Muông Yên, bản Hôm, bản Chiềng Yên 2 bị cháy khô.

Để khắc phục diện tích cây cà phê bị ảnh hưởng do thời tiết, xã Chiềng Cọ đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố hướng dẫn nông dân các biện pháp khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng sương muối như: Dùng nylon loại trong suốt che phủ tạo hiệu ứng trong những ngày rét đậm, rét hại đối với vườn cà phê giống; hàng ngày tưới đủ ẩm, ủ gốc bằng mùn, rơm, rạ để giữ ấm và giữ ẩm cho cây.

Khi có hiện tượng sương muối, tiến hành hun khói, phun nước vào buổi sáng, bảo vệ vườn giống cây cà phê. Đối với vườn cà phê trồng mới, dùng các loại tàn dư thực vật che gốc cho cây cà phê; hun khói ở đầu hướng gió hoặc tưới nước cho cây cà phê vào buổi sáng khi có sương muối.

Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ 3 của tỉnh Sơn La, cà phê là cây trồng chủ lực của TP.Sơn La gần 30 năm nay, với diện tích gần 5.000ha, trong đó trên 4.500ha đang cho thu hoạch. Sản lượng cà phê bình quân hàng năm đạt trên 60.000 tấn quả tươi và thành phố có khoảng 8.000 nông hộ thâm canh cà phê.

Ông Nguyễn Xuân Ước – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Sơn La cho biết: Đợt sương muối vừa qua đã gây ảnh hưởng tới hơn 10ha cà phê tại các bản của xã Chiềng Cọ.

Trong đó, hơn 3ha bị ảnh hưởng trên 70% phải cưa đốn, còn lại bị ảnh hưởng từ 30 – 70% với hiện trạng cây đang bị táp lá. Những diện tích cây cà phê bị ảnh hưởng có điểm chung đều ở vùng trũng, thấp, hầu hết có gần 20 năm tuổi trở lên.

Chủ động ứng phó với thời tiết

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Sơn La khuyến cáo, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thiên tai gây ra, người nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc có hiệu quả.

Nhiều diện tích cà phê tại xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La (Sơn La) bị cháy khô do ảnh hưởng của sương muối. Ảnh: Minh ThuNhiều diện tích cà phê tại xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La (Sơn La) bị cháy khô do ảnh hưởng của sương muối. Ảnh: Minh Thu
Nhiều diện tích cà phê tại xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La (Sơn La) bị cháy khô do ảnh hưởng của sương muối. Ảnh: Minh Thu

Đối với những vườn cà phê giống: Bà con có thể dùng nylon loại trong suốt che phủ tạo hiệu ứng trong những ngày rét đậm, rét hại. Hàng ngày tưới đủ ẩm, tủ gốc bằng mùn, rơm, rạ để giữ ấm và giữ ẩm cho cây. Khi có hiện tượng sương muối tiến hành hun khói, phun nước vào buổi sáng để bảo vệ vườn giống cây cà phê.

Advertisement

Đối với vườn cà phê trồng mới: Dùng các loại tàn dư thực vật như rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía bó thành từng bó hoặc túi nylon… để che tủ gốc cho cây cà phê con.

Tiến hành hun khói ở đầu hướng gió hoặc tưới nước cho cây cà phê (với những vùng có điều kiện nước tưới) vào buổi sáng khi có sương muối. Nếu tỷ lệ ảnh hưởng thấp, cần tiếp tục chăm sóc và trồng giặm; nếu vườn bị nặng, khả năng phục hồi kém, cần tiến hành trồng lại.

Đối với vườn cà phê thời kỳ kinh doanh: Các vườn bị nhẹ (bị táp đen lá và các cành trên ngọn cây): Sau khi bị sương muối, dùng kéo cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy càng sớm càng tốt, vị trí cắt cành dưới phần bị chết khô khoảng 5 – 7cm (cắt sâu 5 – 7cm vào phần chưa bị ảnh hưởng).

Các vườn cây bị nặng (tất cả các lá và cành trên thân cây đều bị táp đen): Tiến hành cưa đốn ngay sau khi vườn cây bị sương muối, dùng cưa cắt bỏ toàn bộ thân chính, vị trí cắt cách mặt đất 15 – 20cm, vết cưa nghiêng 450, vết cắt phải phẳng, nghiêng từ đông sang tây, phần cắt phía đông cao hơn phía tây để buổi chiều ánh nắng mặt trời không làm khô gốc cây.

Sau khi cắt, dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt; thu gom cành lá làm vật liệu tủ gốc để giữ ấm, ẩm. Tiến hành chăm sóc, bón phân kịp thời, đầy đủ, đặc biệt là phân hữu cơ (10-20kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3-4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20-30cm thì tiếp tục tỉa định chồi giữ lại 1-2 chồi tạo thân mới.

>> Tác động của biến đối khí hậu với người trồng cà phê Việt Nam qua cái nhìn của báo Đức

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …