Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp phần phát triển cà phê bền vững trước ngày 30/6/2022

Chiều 4/1, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiến độ thực hiện Hợp phần cà phê năm 2022 và công bố kết quả triển khai hoạt động xây dựng đề án cà phê đặc sản và quy hoạch cà phê cảnh quan- thuộc Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có các chuyên gia, lãnh đạo UBND 5 tỉnh Tây Nguyên. Về phía tỉnh Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam được thực hiện từ năm 2015 – 30/6/2022. Phạm vi thực hiện tại 13 tỉnh, thành là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang. 7 tỉnh được lựa chọn thí điểm tái cơ cấu là Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Đồng Tháp, Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư 6.629 tỷ đồng. Dự án có 4 hợp phần gồm tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển lúa gạo bền vững, phát triển cà phê bền vững, quản lý dự án.

Kết quả thực hiện hợp phần phát triển cà phê bền vững, từ năm 2015 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo quy trình sản xuất cà phê cho 52.461 hộ; hiện có 49.083 ha đã được áp dụng đủ các tiêu chí của quy trình sản xuất cà phê bền vững. Lũy kế đến hết năm 2021, các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo quy trình tái canh bền vững cho 29.234 hộ; đã có 24.088 hộ tiến hành tái canh với diện tích 21.574 ha.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Niê Knơng, tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 210.000 ha cà phê, năng suất bình quân đạt 26 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 510.000 tấn cà phê nhân. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê Đắk Lắk đã phát triển bền vững thành các vùng cảnh quan, vùng cà phê đặc sản, cà phê Đắk Lắk được sản xuất và chế biến theo đúng quy trình, không phát triển diện tích ngoài vùng quy hoạch, tập trung tái canh, thâm canh. Có thể nói hội nghị là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk trao đổi, học tập, đánh giá về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành cà phê nhằm đúc kết những bài học kinh nghiệm, các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện dự án đạt hiệu quả trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định: VnSAT – hình mẫu về sự đóng góp của quốc tế vào nông nghiệp. Dự án VnSAT đã được thực hiện ở 13 tỉnh, gồm 5 tỉnh Tây Nguyên cho ngành hàng cà phê và 8 tỉnh vùng ĐBSCL cho ngành hàng lúa gạo. Tất cả các tiêu chí, chỉ tiêu của dự án sẽ kết thúc vào 30/6/2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại hội nghị

Đến thời điểm này, tất cả các tiêu chí đặt ra của dự án đều đã được triển khai và hoàn thành rất xuất sắc. Việc triển khai dự án không chỉ có ý nghĩa, tác động cả về hiệu quả kinh tế như cải thiện năng suất, chất lượng cho ngành hàng lúa gạo và cà phê, mà còn cải thiện, tạo chuyển biến hết sức tích cực về vấn đề môi trường và cả về yếu tố xã hội.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk báo cáo tham luận tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, sau thời gian dài thực hiện dự án, Việt Nam đang có những giống cà phê chịu được hạn hán, năng suất cao đồng đều và rải vụ được, giúp giãn lao động, giãn thị trường không dồn dập vào một thời điểm. Những năm qua, mặc dù giá cà phê giảm sâu song vẫn giữ được sức khỏe vườn cây, năng suất tiếp tục tăng. Đặc biệt, về tái canh cà phê, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện bài bản, thay giống mới nhưng năng suất không giảm. Kết quả nổi bật nhất trong thực hiện dự án là các tiểu dự án đạt và vượt kế hoạch đặt ra.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các hợp phần dự án lồng ghép với kế hoạch của các tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát huy hiệu quả dự án.

Advertisement

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý, công tác trồng xen cây ăn quả với cà phê phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của cây cà phê. Các tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các tiểu dự án, hoàn thành công trình trước ngày 30/6/2022 đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ phát huy hiệu quả nguồn vốn, tránh lãng phí thất thoát; thường xuyên đôn đốc, giám sát, báo cáo tiến độ cho Bộ để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nếu có.

Theo đánh giá của Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT), quá trình triển khai thực hiện dự án VnSAT đã có những sự lãnh đạo, chỉ đạo rất cụ thể và quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, HTX và đã tạo ra những tác động chuyển đổi rất to lớn đến ngành hàng cà phê tại khu vực Tây Nguyên cũng như ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL.

Tại Tây Nguyên, VnSAT cũng đã thực hiện tổng số bản quy hoạch quản lý sản xuất cà phê theo phương pháp cảnh quan (chỉ số trung gian C4) đạt 5 (mục tiêu cuối kỳ là 5). Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 560/QĐ-BNN-TT phê duyệt kết quả thực hiện báo cáo thí điểm thiết kế cảnh quan cà phê bền vững; bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển cà phê cảnh quan; báo cáo chuyên đề thiết kế mô hình thí điểm cà phê cảnh quan, kèm thuyết minh các giải pháp kỹ; sơ đồ 3D mô hình mẫu cà phê cảnh quan.

Về liên kết chuỗi, diện tích canh tác lúa gạo và cà phê trong vùng dự án tại các tỉnh được bao tiêu với các doanh nghiệp nông nghiệp liên tục tăng lên qua các lần đánh giá, đối với lúa gạo, vụ hè thu 2021 đã có 61.372 ha lúa có hợp đồng bao tiêu, đối với cà phê niên vụ 2020-2021 đã có 13.783 ha có hợp đồng bao tiêu.

Đối với mô hình tưới tiết kiệm nông hộ, 5 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng được 190 ha mô hình tưới nhỏ giọt, 349 ha tưới phun mưa tại gốc sử dụng nguồn vốn từ dư án. Ngoài ra trong vùng dự án qua tuyên truyền lan tỏa, các hộ dân đã tự đầu tư 555 ha tưới nhỏ giọt và 5.700 ha tưới phun mưa tại gốc (chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk).

Quy hoạch cà phê cảnh quan, các mô hình được lựa chọn tại mỗi tỉnh đáp ứng được yêu cầu của WB và của Bộ NN-PTNT về vấn đề vận dụng phương pháp tiếp cận cảnh quan và các định hướng phát triển cảnh quan cà phê. Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm cà phê cảnh quan để phát huy hiệu quả xã vùng cảnh quan, tập huấn hỗ trợ TCND/HTX, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm…

Advertisement

About admin

Check Also

Trộm dầu trên công trình cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, một đối tượng bị bắt

Công an huyện M’Drắk tạm giữ đối tượng Phan Văn Huy về hành vi trộm …