Tọa đàm giải pháp thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Sáng 6/4, Liên Đoàn Lao Động tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi Tọa đàm giải pháp thực hiện quyền của người lao động nữ trong doanh nghiệp và vai trò của tổ chức Công đoàn.

Các đại biểu tham dự bổi Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã nghe tham luận tập trung các nội dung: LĐLĐ tỉnh thực hiện quyền của người lao động nữ tại doanh nghiệp; những khó khăn trong thực hiện quyền của lao động nữ tại doanh nghiệp; triển khai hướng dẫn công đoàn cơ sở bảo vệ quyền của lao động nữ tại doanh nghiệp; phát huy vai trò của công đoàn cơ sở qua đối thoại nơi làm việc, đàm phán và ký kết thỏa ước lao động tập thể nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp; thảo luận thực trạng và giải pháp thực hiện quyền lao động nữ trong doanh nghiệp…

Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi Tọa đàm

Bà Trần Thu Phương – Chuyên viên chính Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Việt Nam cho biết, quyền của người lao động, trong đó có lao động nữ là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống các quyền con người và được bảo đảm cả về phương diện quyền cũng như nghĩa vụ trong luật quốc tế, quốc gia về quyền con người. Vấn đề này đã được đề cập nhiều trong các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã không ngừng nỗ lực chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhưng hiện công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện Tổng LĐLĐ đang triển khai đề tài “Giải pháp thực hiện quyền của người lao động nữ trong doanh nghiệp và vai trò của tổ chức Công đoàn” trong đó tập trung xây dựng giải pháp liên quan đến quyền, Luật lao động đặc biệt là lao động nữ bao gồm: việc làm, tiền lương, an toàn lao động, tham gia hoạt động công đoàn, an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng.

Mục đích của buổi Tọa đàm là nhằm làm rõ cơ sở lý luận phân tích rõ thực trạng quyền của người lao động nữ được hưởng, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp lao động nữ hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ từ đó thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong quan hệ lao động. Định hướng cho cán bộ Công đoàn những quyền cơ bản của lao động nữ để làm cơ sở, căn cứ cho việc thương lượng, đàm phán những chế độ, chính sách có lợi cho lao động nữ và bảo vệ lao động nữ trong quan hệ lao động. Đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo bảo vệ quyền của lao động nữ.

Advertisement

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Lý – Phó Chủ tịch Thường trực Liên Đoàn Lao Động tỉnh cho biết: Thời gian qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ công nhân, viên chức, lao động nói chung và lao động nữ trong doanh nghiệp nói riêng. Nổi bật là việc tham gia đóng góp dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Phòng chống bạo lực gia đình, kế hoạch thực hiện Chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2025 và các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động nữ. Các công đoàn cơ sở tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động và thực hiện có hiệu quả ở 100% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn với những quy định có lợi hơn cho lao động, trong đó có lao động nữ.

Advertisement

About admin

Check Also

Cần xử lý nghiêm việc khai thác đất trái phép tại xã Chứ Kbô

Tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Chứ Kbô (huyện Krông Búk) gây …