Trung Quốc tự chủ nông nghiệp: Sầu riêng ‘made in China’, nuôi hải sản trên sa mạc

Luôn khẳng định quan điểm “lương thực của người Trung Quốc nên do chính người Trung Quốc trồng”, cuộc cách mạng tự chủ nông nghiệp của Trung Quốc thời gian gần đây đã hái quả ngọt sau loạt khoản đầu tư mạnh tay từ chính quyền.

Vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc có sản lượng khoảng 50 tấn với diện tích đất trồng là 93,3ha.Vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc có sản lượng khoảng 50 tấn với diện tích đất trồng là 93,3ha.
Vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc có sản lượng khoảng 50 tấn với diện tích đất trồng là 93,3ha.

An ninh lương thực luôn là một vấn đề được giới chức Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine khiến thị trường ngũ cốc toàn cầu rối loạn đồng thời phương Tây có khả năng đe doạ chuỗi cung ứng lương thực càng thôi thúc đất nước tỷ dân này đề cao năng lực đảm bảo an ninh lương thực.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đặt mục tiêu giảm thiểu nhập khẩu các mặt hàng lương thực thông qua hàng loạt biện pháp như tăng diện tích canh tác, cải thiện chất lượng hạt giống, áp dụng máy móc công nghiệp và công nghệ cao để tăng năng suất.

Là quốc gia tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng lên kế hoạch tăng cường sự đa dạng các giống trái cây nhiệt đới bằng cách đưa thêm nhiều giống cây nhiệt đới Đông Nam Á vào gieo trồng quy mô lớn tại nước này.

Có thể kể tới một số thành tự nổi bật của Trung Quốc trong thời gian gần đây:

Tự trồng sầu riêng

Nông dân Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã thu hoạch lứa sầu riêng đầu tiên vào cuối tháng 7 vừa qua. Vụ sầu riêng này có sản lượng khoảng 50 tấn với diện tích đất trồng là 93,3ha.

Mặc dù sản lượng tương đối thấp nhưng việc Trung Quốc có thể trồng được sầu riêng trong nước lại mang tính biểu tượng cao. Loại trái cây nhiệt đới này chủ yếu được sản xuất ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã nhập khẩu 825.000 tấn sầu riêng vào năm 2022, theo dữ liệu hải quan.

Sầu riêng được trồng tại Trung Quốc có giá khoảng 120 nhân dân tệ (16 USD)/kg, gấp khoảng ba lần giá so với hầu hết sầu riêng nhập khẩu.

[ Trung Quốc kéo nhu cầu sầu riêng thế giới tăng 400% ]

Thử nghiệm cây trồng biến đổi gen

Để đảm bảo sản xuất lương thực ổn định, Trung Quốc đã tăng cường nghiên cứu trồng các loại cây biến đổi gen (GM), ước tính giúp tăng năng suất ngô và đậu tương từ 5,6 đến 11,6%.

Hồi cuối tháng 8, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng thử nghiệm ngô và đậu nành biến đổi gen tới 20 quận trên 5 tỉnh.

Ngành nông nghiệp nước này cũng bắt đầu sản xuất hạt giống GM ở tỉnh Cam Túc phía Tây Bắc đất nước trong năm nay.

Trong một bài báo đăng trên Nhật báo Nông nghiệp, ấn phẩm chính thức của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, Bộ này đã cố gắng xoa dịu những lo ngại của người dân rằng thực phẩm biến đổi gen có thể gây ung thư và vô sinh bằng cách trích dẫn các ví dụ về việc áp dụng an toàn ở các quốc gia khác.

Một người dân ở làng Shannantou, tỉnh Sơn Đông đang thu hoạch lạc.Một người dân ở làng Shannantou, tỉnh Sơn Đông đang thu hoạch lạc.
Một người dân ở làng Shannantou, tỉnh Sơn Đông đang thu hoạch lạc.

Sản lượng gà lông trắng tăng vọt

Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu gà lông trắng tới Tanzania vào tháng 6.

Theo Hiệp hội Nông nghiệp Động vật Trung Quốc, giống gà này lớn nhanh và cung cấp gần 50% sản lượng thịt gia cầm cho Trung Quốc.

Theo báo cáo tháng 2 của Guosen Securities, do dịch cúm gia cầm bùng phát ở Bắc Mỹ và số lượng chuyến bay quốc tế giảm mạnh, Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào Mỹ vào năm ngoái.

Tỷ lệ chăn nuôi giống gà lông trắng “Shengze 901” của Trung Quốc đã tăng từ 10,56% vào năm 2021 lên 25,82% vào năm ngoái, báo cáo cho biết.

Giảm nhập khẩu đậu nành

Tỷ lệ tự cung cấp đậu nành của Trung Quốc đã tăng 3 điểm phần trăm vào năm ngoái, đạt 18,5%.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã giảm lượng tiêu thụ xuống còn 91,1 triệu tấn vào năm 2022, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Advertisement

Nhập khẩu từ Mỹ và Brazil, hai nguồn cung cấp nông sản chính cho Trung Quốc, giảm lần lượt 10% và 6%.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đặt mục tiêu trồng đậu nành trong nước với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7% trong thập kỷ tới và đạt tỷ lệ tự cung tự cấp 30,7% vào năm 2032. Bộ này đã đưa ra cam kết này trong Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp giai đoạn 2023-2032, được công bố vào tháng 4.

Đột phá trong sản xuất hạt cải dầu chịu mặn

Theo báo cáo của China Science Daily, một tờ báo liên kết với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trung Quốc tuyên bố đã đạt được bước đột phá trong việc trồng hạt cải dầu chịu mặn sau cuộc thử nghiệm ở quận ven biển Đông Đài, phía đông tỉnh Giang Tô vào tháng 6 này.

Hạt cải dầu là cây trồng sản xuất dầu hàng đầu của Trung Quốc có khả năng chịu mặn vượt trội. Giống cải mới này cho năng suất 323,87kg mỗi mẫu thu hoạch, tăng 59,5% so với năng suất trung bình.

Tổng sản lượng dầu từ hạt cải dầu có thể đạt 163,17kg/mẫu, tăng 82,7%.

Theo báo cáo này, 185 triệu mẫu đất nhiễm mặn ở Trung Quốc có thể được sử dụng để trồng cải dầu trong bối cảnh nước này đang đối mặt với rủi ro cao về an ninh nguồn cung vì 70% dầu làm từ thực vật được nhập khẩu từ nước ngoài.

Nuôi thủy hải sản trên sa mạc

Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh nuôi các loại thủy sản nước mặn ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, trong đó tôm sú, bào ngư và tôm hùm.

Công ty chăn nuôi thủy sản Shi Shi Xian đã phát triển một phương pháp mô phỏng nước biển trong hoạt động đánh bắt cá ở rìa sa mạc bằng cách sử dụng độ mặn tự nhiên của khu vực.

Trung Quốc hy vọng sẽ nâng sản lượng thủy sản lên 69 triệu tấn vào năm 2025 và chính quyền Tân Cương đang đặt mục tiêu tăng sản lượng hàng năm của mình lên khoảng 30.000 tấn trong cùng năm đó.

>> ‘Giấc mơ sầu riêng’ của Trung Quốc sụp đổ ngay vụ đầu tiên

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …