Xuất khẩu sầu riêng – “Cuộc đua” bứt tốc

Sức hấp dẫn từ thị trường Trung Quốc khiến cuộc đua giữa trái sầu riêng của các quốc gia Đông Nam Á trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Hiện đang là thời điểm chính vụ, thu hoạch rộ nhiều loại trái cây nông sản của Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn, trái cây đặc biệt là sầu riêng Việt Nam đang có thành tích xuất khẩu ấn tượng. Trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng tới hơn 8,3 lần so với cùng kỳ 2022, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần.

Theo nhận định từ tờ Nikkei Asia, sầu riêng loại trái cây được mệnh danh là “vua trái cây” của Đông Nam Á đang bùng nổ ở Trung Quốc và trở thành mặt hàng trái cây nhập khẩu hàng đầu của nước này về khối lượng và giá trị. Điều này dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt bởi thị trường tỷ dân Trung Quốc đang nhập khẩu khoảng 4 tỷ USD sầu riêng mỗi năm.

Sầu riêng Thái Lan vốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc nhiều năm nay với khoảng hơn 90% kim ngạch nhập khẩu. Nhưng từ tháng 7/2022, đường đua có thêm sầu riêng Việt Nam và đến tháng 1 năm nay, “tân binh” Philippines gia nhập thị trường sau nghị định thư của nước này với Trung Quốc.

Thế mạnh cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam được xác định là sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ, thời gian vận chuyển ngắn. Ảnh minh họa - Ảnh: PLOThế mạnh cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam được xác định là sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ, thời gian vận chuyển ngắn. Ảnh minh họa - Ảnh: PLO
Thế mạnh cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam được xác định là sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ, thời gian vận chuyển ngắn. Ảnh minh họa – Ảnh: PLO

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, nhập khẩu của Trung Quốc đã cao, nhưng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Sau khi sầu riêng Việt Nam bứt tốc xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan đã yêu cầu chất lượng sầu riêng xuất khẩu của nước này cao hơn để có thể cạnh tranh.

Hiện tại, thế mạnh cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam được xác định là sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ, thời gian vận chuyển ngắn. Đây là điều mà Thái Lan khó cạnh tranh với nước ta.

Tuy nhiên, theo Đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích sầu riêng cả nước là 65.000 – 75.000 ha. Nhưng con số này hiện đã lên hơn 80.000 ha và vẫn đang tiếp tục tăng

Advertisement
lên.

Nhiều ý kiến nhận định, Việt Nam không nên chạy theo về số lượng, mà phải ưu tiên cho chất lượng, nhất là sau câu chuyện bị thu hồi hơn 700 mã số vùng trồng và đóng gói trong thời gian gần đây.

Sức hấp dẫn từ thị trường Trung Quốc khiến cuộc đua giữa trái sầu riêng của các quốc gia Đông Nam Á trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Trái sầu riêng Việt Nam cũng xác định kim ngạch tỷ đô là trong tầm tay.

Tuy nhiên, bài toán chất lượng về lâu dài trên đường đua mới là quan trọng bởi cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc không chỉ có ngày càng nhiều đối thủ như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia… cùng tham gia, mà phía Trung Quốc cũng đang cố gắng trồng sầu riêng tại Vân Nam, Hải Nam.

Xem thêm:

Advertisement

About admin

Check Also

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm nay

Thái Lan dự kiến xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá ước …