Đắk Lắk dự kiến xuất khẩu 420.000 tấn cà phê niên vụ 2022-2023

“Niên vụ cà phê 2022-2023, Đắk Lắk tập trung nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến để gia tăng giá trị cà phê, đồng thời sẽ không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, đảm bảo thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 theo đúng tiến độ. Dự kiến số lượng cà phê xuất khẩu đạt khoảng 420.000 tấn ” -Đây là quan điểm của UBND tỉnh Đắk Lắk đưa ra tại hội nghị tổng kết niên vụ và phê 2021-2022, kế hoạch niên vụ cà phê 2022-2023 được tổ chức sáng nay (10/1).

Niên vụ cà phê 2022-2023 Đăk Lắk tập trung nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị cà phê.

Theo Sở Công Thương, niên vụ cà phê 2021-2022, diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 213.000 ha, tăng hơn 3.300 ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 526.000 tấn, tăng hơn 17.800 tấn so với niên vụ trước.

Đến nay, sản phẩm cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn nhất của cà phê Đắk Lắk. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh đạt hơn 810 triệu USD, chiếm tỉ trọng 21% so với cả nước. dự kiến diện tích cà phê Niên vụ 2022-2023 khoảng 204.000 ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 526.000 tấn.

Tuy nhiên, theo đánh giá cơ quan chức năng, dù đạt được những kết quả tích cực khi tất cả các chỉ số đều tăng, nhưng ngành hàng cà phê Đắk Lắk vẫn tồn tại một số hạn chế như: hình thức tổ chức sản xuất còn rời rạc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng xuống cấp, thiếu đồng bộ, cà phê có chỉ dẫn địa lý còn ít, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với đó, khó khăn trong vay vốn ngân hàng, biến động giá vật tư đầu vào, phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người sản xuất cà phê.

Tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất niên vụ cà phê, UBND tỉnh Đắk Lắk xác định, không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu, không đảm bảo nguồn nước sang các loại cây trồng khác; tiếp tục thực hiện Kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 đảm bảo đúng theo tiến độ, nhằm cải tạo dần những diện tích vườn cà phê già cỗi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh phát triển sản xuất cà phê đặc sản.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản suất, chế biến và tiêu thụ cà phê Niên vụ 2022 – 2023, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh. UBND các huyện triển khai Chỉ thị đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ.

Công ty TNHH MTV ANH Coffee bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất cà phê đặc sản của tỉnh, nhằm khai thác thêm phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước. Định hướng vùng trồng thuận lợi, thích hợp cho sản xuất cà phê đặc sản.

Trên cơ sở định hướng phát triển cà phê của tỉnh, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sản xuất cà phê bền vững: Xây dựng phần mềm quản lý và đào tạo nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát sản xuất cà phê bền vững; lập bản đồ số lý lịch vườn cây, cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm về tình hình tái canh, cải tạo giống.

Tăng cường xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm, đã và đang đầu tư các dự án chế biến cà phê chuyên sâu (chế biến tinh) tại Việt Nam đầu tư vào tỉnh.

Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí trong việc đăng ký bảo hộ mở rộng sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột; Tiếp tục thực hiện công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới như: HAPCCP, ISO 22000… trong chế biến để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm;

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết: “Từ các giải pháp canh tác đến phân bón thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm soát theo hướng an toàn được chứng nhận để đảm bảo chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận và có hợp tác liên kết rất quan trọng tạo ra vùng nguyên liệu có các tiêu chuẩn của các nhà tiêu thụ thì cà phê sẽ nâng được giá trị và tiêu thụ được ổn định

Advertisement

Tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành ban hành các chính sách thu hút khuyến khích đầu tư phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cà phê không phù hợp, kém hiệu quả, thiếu nguồn nước sang các loại cây trồng khác, hỗ trợ thực hiện công tác chuyển đổi số cho lĩnh vực trồng trọt.

Đề nghị Bộ Công Thương hàng năm hỗ trợ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk để đẩy mạnh công tác xúc tiến, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm cà phê nhất là sản phẩm cà phê có Chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” ra thị trường thế giới.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên giải ngân cũng như có chính sách hỗ trợ lãi suất dành cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê của tỉnh.

Đề nghị Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam: Tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột trong bảo hộ và phát triển thương hiệu, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, hỗ trợ “Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2023”, hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức cuộc thi “Rang cà phê ”. Xem xét trích nguồn thu phí xuất khẩu cà phê hỗ trợ cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm cà phê.

Dự báo tình hình sản xuất cà phê Việt Nam

Sản lượng cà phê Việt Nam dự đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.

Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Tuy nhiên, giá phân bón tăng vọt lên tới 70% trong 6 tháng qua trong khi giá cà phê trong nước vẫn đi ngang khiến nông dân giảm sử dụng phân bón, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm năng suất và sản lượng so với năm trước. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống 25 triệu bao và tồn kho cuối kỳ gần như không đổi ở mức 3,5 triệu bao.

Advertisement

About admin

Check Also

Nỗi đau sau vụ án học sinh phạm tội giết người

Vào ngày 24/11/2024, 4 bị cáo trẻ tuổi bị kết án tù vì gây án …