Giá cao tăng cao yếu tố chính kéo nông dân quay lại cây cà phê

Hơn tháng nay, giá cà phê nhân liên tục tăng theo chiều thẳng đứng, hiện giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên đạt ngưỡng 61.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Giá cà phê tăng kéo nông dân quay lại với cây cà phê khiến ngành cà phê có nguy cơ vướng Quy định EUDR.

Cà phê Việt Nam đang đối mặt với Quy định mới của EU về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR)Cà phê Việt Nam đang đối mặt với Quy định mới của EU về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR)
Cà phê Việt Nam đang đối mặt với Quy định mới của EU về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR)

Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công thương cho biết, những ngày giữa tháng 5/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với đầu tháng. Hiện nay, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên dao động quanh mức 61.000 đồng/kg (+500).

Giá tăng cao khiến nông dân có xu hướng quay lại với cây cà phê

Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới sau Brazil về xuất khẩu cà phê, nhưng riêng cà phê Robusta thì Việt Nam chiếm đến 50% lượng xuất khẩu trên toàn cầu. Vì vậy, khi sản lượng cà phê của Việt Nam sụt giảm sẽ tác động lên cung, cầu cũng như giá cà phê toàn cầu.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo sản lượng cà phê giảm từ 10-15%/năm, tuy nhiên, năm nay có thể giảm trên dưới 20% so với dự đoán ban đầu do biến khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cộng hiện tượng El Nino tác động lớn đến năng suất và sản lượng cà phê.

Mặt khác, trong những năm gần đây giá quá thấp nên có một số diện tích cà phê chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, như sầu riêng chanh dây… cây trồng xen trên diện tích cà phê cũng tăng. Đó là những yếu tố khiến sản lượng cà phê ngày càng sụt giảm, đẩy giá cà phê tăng lên.

Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Vicofa cho biết, hơn 30 năm nay tất cả các nhà rang xay lớn trên thế giới đều gắn với cà phê Robusta của Việt Nam, vì vậy, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam giảm ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của họ.

Cụ thể, các nhà rang xay cà phê lớn trên thế giới, như Nestlé, Louis Dreyfus, … tất cả các nhà máy rang xay của họ ở châu Âu đã tồn tại cả trăm năm nay nhưng trong 30 năm qua họ mua cà phê Robusta của Việt Nam để phối trộn với cà phê Arabica cho ra thành phẩm.

Khi sản lượng cà phê giảm thì giá cà phê tăng và trước tiên là nông dân được hưởng lợi, còn các doanh nghiệp kinh doanh ai bán trước thì gặp rủi ro cao, doanh nghiệp nào mua bán bình thường hoặc mang tính chất đầu cơ thì được hưởng lợi”, ông Chủ tịch Vicofa nhận định.

Cà phê Việt Nam đang đối mặt với Quy định mới của EU về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK cho biết, EU chuẩn bị ban hành Quy định về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) trong đó cấm một số nhóm mặt hàng nông lâm nghiệp có liên quan tới mất rừng được nhập khẩu vào thị trường này. Bởi theo EU, mất rừng là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu.

tran thanh haitran thanh hai
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK – Bộ Công thương

Nhóm các mặt hàng đang nằm trong sự quản lý của EUDR bao gồm gỗ, cà phê, ca cao, đậu tương và cao su … và các sản phẩm được chế biến từ các nhóm này”, Phó cục trưởng Cục XNK nói.

Do vậy, khi giá cà phê tăng người nông dân có xu hướng quay lại với cây cà phê, nhất là nông dân vùng đồng bào dân tộc sống gần khu vực rừng. Câu chuyện này khiến Vicofa đang rất lo lắng.

Ông Nguyễn Nam Hải cho biết, hiện nay cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trên, dưới 43%/năm trên tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Trong 43% này xuất sang 27 nước khối EU là 39%, nếu Việt Nam không tuân thủ EUDR thì cà phê Việt Nam sẽ khó xuất khẩu sang thị trường EU.

Để cà phê Việt Nam không vướng EUDR, ngày từ bây giờ rất cần sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành liên quan, các địa phương và các doanh nghiệp cảnh báo sự tự phát trồng cà phê của nông dân, đặc biệt các địa phương phải làm cho được việc truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó Vicofa cũng đang tích cực triển khai vấn đề này

Advertisement
”, ông Hải nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với Chủ tịch Vicofa, ông Thái Như Hiệp, Phó chủ tịch Vicofa, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết, để làm cho kịp thời hạn mà EU sẽ áp dụng EUDR, Vicofa đang cùng với các bộ, ngành liên quan và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn các địa phương chứng minh vùng trồng, truy xuất lại vùng trồng và ghi sổ nhật ký vùng trồng…

thai nhu hiepthai nhu hiep
Ông Thái Như Hiệp, Phó chủ tịch Vicofa, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều gắn liền với vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác nên truy xuất nguồn gốc hàng hóa rất dễ dàng, và có chứng nhận của các tổ chức cà phê phát triển bền vững trên thế giới.

Tuy nhiên, để xác minh được vùng trồng không phải là đất rừng, truy xuất gốc và nhật ký nông hộ … cần có một nguồn tài chính mạnh để làm, nên rất cần kêu gọi các tổ chức quốc tế, người mua hàng, người bán hàng, doanh nghiệp và các địa phương tham gia vào.

Với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, chúng tôi đã kiểm soát được vùng trồng theo các chứng nhận quốc tế bây giờ chỉ cần ráp vào, nhưng cái khó nhất là quyền sử dụng đất của người trồng cà phê, vì hiện nay những nông dân này có người thì có quyền sử dụng đất, còn người thì không.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường và Bộ Công thương cần phải quyết liệt tham gia cùng với Vicofa, giúp cho bà con có quyền sử dụng đất khi đó mới làm được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nếu không thì rất là khó để xác minh được vùng đất này là không phải đất rừng, vì ngày 30/12/2024 là thời điểm EUDR có hiệu lực”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Advertisement

About admin

Check Also

Giá cà phê ngày 08/5: Dự báo lượng mưa Brazil bị hạn chế, giá Arabica tăng

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Ba đóng cửa tăng 1,45 cent/pound …