Trên cơ sở kết quả đánh giá của Bộ Nội vụ và thực tiễn áp dụng bộ chỉ số đánh giá cải cách hành chính của tỉnh xây dựng, các Sở, ngành, địa phương cho rằng cần phải sửa đổi điều chỉnh một số tiêu chí chấm điểm phù hợp với từng ngành, đa dạng cách khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia giao dịch cải cách hành chính. Đây là vấn đề cốt lõi cần làm ngay để cải thiện điểm số CCHC nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với nền hành chính hiện đại.
Là một điểm sáng về CCHC, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung triển khai các giải pháp thực hiện TTHC trước hạn cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC với 90,65 điểm. Nhưng qua quá trình áp dụng bộ chỉ số đánh giá CCHC tỉnh, lãnh đạo Sở cho rằng, bộ chỉ số đánh giá về CCHC tỉnh đang bộc lộ nhiều “điểm nghẽn” cần điều chỉnh kịp thời để duy trì thứ hạng và không bị mất điểm.
Kiểm tra CCHC tại huyện Krông Năng năm 2022 -Ảnh : T. H
Cụ thể, theo bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu – Phó Giám đốc Sở VHTTDL thừa nhận, trong bộ chỉ số đánh giá lĩnh vực cải cách tài chính công quy định chỉ tiêu hàng năm phải có đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên là không phù hợp với thực tế tại các Sở, ngành trong đó có Sở VHTTDL.
“Bởi các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở VHTTDL thực hiện nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ công cơ bản và thiết yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí. Nguồn thu dịch vụ của đơn vị rất thấp và không ổn định. Giai đoạn 2019-2021, toàn ngành chỉ có một đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là Bảo tàng Đắk Lắk. Giai đoạn 2022-2026, phấn đấu có thêm 02 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, tuy nhiên mức độ tự chủ cũng chỉ đạt từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
Kế hoạch số 3669/KH-UBND ngày28/4/2020 của UBND tỉnh về việc Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực VHTTDL đến năm 2021, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 10% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Đây là mục tiêu lớn của ngành VHTTDL trong giai đoạn hiện nay, phải có thời gian dài để nỗ lực phấn đấu” – Bà Hiếu nói.
Cũng theo bà Hiếu, hằng năm tỉnh có xây dựng tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ được tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Tuy nhiên, khi áp dụng, trong năm 2021, Tỷ lệ TTHC có phát sinh hồ sơ là 14/126 TTHC. Hầu hết hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, 4, được trả trực tuyến hoàn toàn trên môi trường mạng. Do đó, không thể áp tỷ lệ ở tiêu chí này cần linh hoạt hơn để đơn vị không mất điểm.
Ở lĩnh vực tác động cải cách hành chính, trong năm 2021, Sở không không có phản ánh, kiến nghị nào của người dân, tổ chức, tuy nhiên kết quả chấm điểm ở tiêu chí này Sở chỉ đạt 0/2 điểm là không phù hợp. Sở đang kiến nghị xem xét mức điểm tối đa cho nội dung này” Bà Hiếu nhấn mạnh.
Dưới góc nhìn thực tiễn khảo sát mức độ hài lòng của người dân, bà Tâm cho rằng, UBND tỉnh cần quan tâm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiêp, người dân đi vào thực chất bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc quan trọng nhất trong thời gian tới đó là hạn chế tối đa việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn lĩnh vực mà người dân có nhu cầu giao dịch đông. Thực hiện nghiêm túc quy định về xin lỗi tổ chức, cá nhân khi để xảy ra giải quyết hồ sơ trễ hạn theo quy định.
Tỉnh cần tiếp tục đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo khang trang, hiện đại, đồng bộ ở từng địa phương nhằm phục vụ cho người dân, doanh nghiệp được tốt hơn. Việc đánh giá mức độ hài lòng phải xem xét ở phương diện thái độ phục vụ của công chức tiếp nhận hồ sơ, quá trình xử lý hồ sơ, cơ sở vât chất, thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tập trung vào lĩnh vực có lượng hồ sơ lớn.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục tăng cường giải pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia giao dịch trực tuyến, công chức không phải cập nhật “làm thay” cho người dân khi đến giao dịch mà người dân có thể ở nhà đánh giá mức độ hài lòng. Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người dân để góp phần cải biến Chỉ số SIPAS của tỉnh phải linh hoạt hơn nữa để không rơi vào tình trạng “mặc đồng phục” cho quá trình đánh giá để cải thiện chỉ số hài lòng.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung khảo sát tại khu vực xây cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột
Như vậy, nhìn nhận từ thực tế, việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với giao dịch TTHC nói riêng và chỉ số CCHC nói chung đang có sự chênh lệch giữa quy định và thực tiễn áp dụng.
Cơ sở nào để thay đổi bộ khung đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chính quyền, tạo tiền đề cho Sở, ngành, địa phương phát huy tính chủ động, cải tiến mạnh mẽ để chung tay cải thiện chỉ số SIPAS đang là yêu cầu cấp bách mà tỉnh cần giải quyết.
Từ những tồn tại hiện hữu, mới đây Sở Nội vụ đã lấy ý kiến tổng hợp đề xuất từ các Sở, ngành, địa phương, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn để điều chỉnh bộ chỉ số CCHC đang áp dụng. Đa số các đơn vị tập trung đề xuất: Chấm điểm đối với cơ quan ngành dọc theo Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng công tác CCHC riêng; thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị khi tham mưu công bố danh mục TTHC cần rà soát lại phương thức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết đối với từng TTHC: trực tiếp, trực tuyến và dịch vụ BCCI để tham mưu công bố cho phù hợp, cũng như rà soát, đề xuất lại danh mục TTHC TTHC tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ BCCI cho phù hợp với tình hình thực tế…. |
Còn nữa
Kỳ 3: Đột phá về tư duy và hành động