Lễ cúng cầu mưa và cầu mùa của người Êđê tại buôn Đắk Tuôr

Sự kiện Lễ cúng cầu mưa và cầu mùa của dân tộc Êđê tại buôn Đắk Tuôr đã diễn ra vào ngày 29/3, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con trong buôn. Nghi lễ truyền thống này đánh dấu sự khởi đầu của một mùa rẫy mới, với hy vọng mưa thuận gió hòa, nương rẫy bội thu. Buổi lễ đầy ý nghĩa này đã được tổ chức một cách trang trọng và kỹ lưỡng.


Lễ cúng cầu mưa và cầu mùa của dân tộc Êđê

Ngày 29/3, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Krông Bông và UBND xã Cư Pui đã tổ chức Lễ cúng cầu mưa và cầu mùa của dân tộc Êđê tại buôn Đắk Tuôr (xã Cư Pui, huyện Krông Bông). Lễ cầu mưa (Kăm mah) và cầu mùa (Căm buh) là một trong những nghi lễ nông nghiệp của người Êđê.

Nghi lễ này diễn ra khi trời hạn hán và đánh dấu thời điểm bắt đầu một mùa rẫy mới với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy tươi tốt, thóc lúa đầy kho. Vì vậy người Êđê chuẩn bị rất kỹ trước khi tiến hành lễ này.

Để tiến hành Lễ cầu mưa và cầu mùa, bà con trong buôn sẽ chọn một khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần cây, gần bến nước để làm địa điểm thực hiện nghi lễ. Lễ vật sử dụng trong lễ cúng nhất định phải có một chòi Pưk (Sang Yang) 2 tầng, tầng trên (tầng trời) để thờ ông trời và bà trời (ây Điê và aduôn Điê), tầng dưới là kho lúa tượng trưng cho sự no đủ.

Người dân trong buôn lựa chọn những vò rượu cần ngon nhất để dâng lên thần linh tại lễ cúng. Tầng dưới chòi Pưk (Sang Yang) đặt tượng gỗ Thần ác (Yang Liê), vị thần mà người Êđê cho rằng đã xui khiến chim thú vào phá rẫy, làm mất mùa màng, dân không được no đủ.

Advertisement

Sau khi chuẩn bị xong, thầy cúng bắt đầu lễ cúng bằng cách đọc lời khấn cầu xin thần linh. Sau đó, thầy cúng và dân làng trong buôn sẽ thực hiện các nghi lễ tiếp theo, như: vẩy tiết heo vào các gùi lúa, công cụ lao động và vẩy xuống đất rẫy…

Thầy cúng dẫn người dân trong buôn mang theo một con dê sống băng qua rừng vào một con suối ở chân núi để thực hiện nghi lễ cúng cầu an, cầu sức khỏe. Người dân trong buôn thực hiện nghi thức gieo hạt tại lễ cúng.

Thầy cúng cầm dao chặt đầu Thần ác, với ý nghĩa là trừ tà ma, đuổi thần ác đi nơi khác. Mọi người cùng uống rượu, chuyện trò sau khi kết thúc Lễ cúng cầu mưa và cầu mùa.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baodaklak
Nội dung được biên tập bởi: buonmathuot_.info

Advertisement

About admin

Check Also

Nối dài nhịp chiêng nơi miền biên

Trong thị trấn Ea Súp, thanh âm cồng chiêng vẫn rộn rã trong các nghi …