Lễ hội cồng chiêng

Mã:

SKVH008

Bài viết liên quan:

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN: NÉT ĐẸP VĂN HÓA KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk và Đăk Nông. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên bao gồm các dân tộc Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai…Tiếng cồng chiêng là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng. Âm thanh Cồng chiêng khi thì ngân nga sâu lắng, khi lại thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng lòng người và tiếng núi rừng Tây Nguyên.

 

Nguồn: Internet

 

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè

 

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm và luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa Cồng chiên .

 

Nguồn: Internet

 

Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Đến với lễ hội Cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng Cồng chiêng mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.

Vào từng năm tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau.

 

Giá trị văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Ở phần lớn các tộc người như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Thì cồng chiên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Song có những dân tộc thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

 

Nguồn: Internet

 

Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện quan trọng những tiếng cồng chiên kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tay) gắn liền đời sống hằng ngày qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).

 

Cách đánh Cồng Chiêng

Người Tây Nguyên có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng.

Loại dùi mềm thường làm bằng gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng gỗ có bọc vải, cho âm thanh tròn trĩnh, vang ngân, trầm hùng. Lọa dùi cứng thường làm bằng nhánh gỗ khô hoặc thân cây sắn tươi. Trong khi đó, loại dùi cứng cho âm thanh sắc nhọn, nghe có tiếng va chạm của kim khí và sự mãnh liệt của âm thanh. Còn cách đánh bằng cườm tay cho ta một cảm giác âm thanh xa xăm, bí ẩn.

 

Nguồn: Internet

 

Khi đánh chiêng cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tay phải và trái của người đánh chiêng sẽ tạo ra một âm chiêng hoàn chỉnh. Nhưng để có thể tham gia diễn tấu được một bài chiêng thì vấn đề còn phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi thành viên tham gia vào dàn chiêng giữ vị trí một cao độ và tiết tấu khác nhau, do vậy họ phải nắm rất chắc thời khắc gõ chiêng của mình làm sao cho đúng tiết tấu, gai điệu, âm sắc.

 

Những bài nhạc Cồng Chiêng

Các dân tộc ở Tây Nguyên đã sáng tạo ra rất nhiều các bài nhạc Cồng chiêng khác nhau. Mỗi bài nhạc chiêng ứng với một lễ thức, một tiết lễ trong lễ thức, mỗi lễ thức ứng với một dàn chiêng.

Lễ đâm trâu người dân tây nguyên sẽ chơi dàn chiêng honh với các bài Cheng, Spo, Pru là hùng tráng, như muốn mô tả những cuộc chiến đấu dũng cảm của các vị tù trưởng và dân buôn.

Advertisement

 

Nguồn: Internet

 

Vào đếm cuổi cùng của lễ bỏ mả, khi ông thầy lễ dứt bài khấn, các chàng trai đánh bài chiêng Xoang. Bài chiêng có tiết tấu rộn rã cuốn hút mọi người vào vòng Xoang sôi động và vui vẻ.

Ngoài những bài chiêng đánh trong các lễ thức lớn, các dân tộc Tây Nguyên có có rất nhiều các bài chiêng đánh trong lễ Cúng bên nước, lễ Cúng cơm mới, lễ Dựng nhà, lễ Thổi tai, lễ Rước kpan, lễ Cúng đất …

 

Giao lưu cồng chiên Tây Nguyên

Phần nghi lễ

Ban đầu du khách sẽ được nghe thuật lại giới thiệu về buôn làng của người dân nơi đây. Và một số phong tục văn hóa từ xưa cho đến nay. Những nghi thức trong chương trình công chiêng. Và cuối cùng là cuộc sống của người đồng bào dân tộc Chil, người Lạch và núi rừng.

Trong phần nghi lễ của chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt. Nghi lễ cầu thần lửa là nghi lễ quan trọng nhất và có ý nghĩa đặc biệt với người dân nơi đây. Trưởng làng sẽ lên đốt lửa và cầu nguyện cho chương trình diễn ra trọn vẹn.

 

Nguồn: Internet

 

Tiếp theo đó, du khách sẽ được chứng kiến điệu nhảy ching Wă kwằng của các thanh nam nữ tú để chào đón các vị thần linh

Sau đó là múa Mừng Lúa Mới. Điệu múa này mang một ý nghĩa nhằm cầu cho vụ mùa trồng trọt mới của mình thành công gặt hái nhiều hơn nữa.

Phần kế tiếp của buổi lễ sẽ là những địa múa “A ráp mồ ô” được biểu diễn bởi các thiếu nữ mang bầu, nhóm múa ‘Ngày hội rông chiêng’ của dân làng và cuối cùng mọi người sẽ được nghe 6 chàng trai của làng đánh ching K’Ràm.

Kết thúc buổi lễ, khách du lịch sẽ được thưởng thức thịt rừng và rượu cần thơm ngon.

 

Phần lễ hội

Khi hết phần nghi lễ cùng lúc đến phần lễ hội, điều mà các du khách rất mong đợi. Du khách và dân làng sẽ cùng nhau hòa mình vào trong điệu múa của vùng đất Tây Nguyên

 

Nguồn: Internet

 

Trong tiếng cồng chiêng sống động, các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển. Của các thanh niên, nữ tú sẽ cuốn hút mọi người cùng vào vòng, để cùng nhảy cùng múa với nhau. Và kế tiếp là rất nhiều điệu múa khác.

Advertisement

About Trần Huỳnh Thanh Nhật

Check Also

Lễ cưới cho voi của dân tộc M’nông

Mã: SKVH004 Tên: Lễ cưới cho voi của dân tộc M’nông Nét đặc trưng: Đây …