Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

Sáng 28/11, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) cấp huyện, xã.

Các học viên tham dự lớp tập huấn

Tham dự chương trình tập huấn có lãnh đạo Sở NN-PTNT; giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) và các cán bộ cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Trong 10 ngày (từ ngày 28/11 đến ngày 7/12), chương trình tập huấn sẽ chia làm 3 đợt, với 6 lớp học, mỗi lớp có khoảng 90 học viên tham gia.

Ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu khai mạc

Học viên tham gia lớp tập huấn sẽ được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến các chuyên đề chính như: tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và các định hướng phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025; các bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM các cấp và việc đánh giá, công nhận, thu hồi NTM giai đoạn 2021 – 2025.

Bên cạnh đó, học viên sẽ được tìm hiểu sâu về lịch sử xây dựng NTM, những thành tựu và kết quả nổi bật qua từng giai đoạn; nội dung trọng tâm, quan điểm, chủ trương và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM; đồng thời nắm bắt các nội dung chính của Nghị định số 27/2022 /NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; nguyên tắc lồng ghép thực hiện Chương trình NTM…

Chương trình tập huấn sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM của cấp huyện, xã cập nhật đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo mới. Đồng thời, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành để áp dụng phù hợp với thực tế địa phương, từ đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dụng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả khá tốt; văn hóa, xã hội nông thôn có nhiều tiến bộ; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ; công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch được mở rộng ca về số lượng và quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ. góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Advertisement

Tổng kết giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh có 66 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 43,42%, đạt và vượt so với kế hoạch Trung ương và HĐND tỉnh giao. Tính đến nay, toàn tỉnh có 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 40,7%), 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP. Buôn Ma Thuột hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 72 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 – 4 . Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn 03 xã dưới 10 tiêu chí, bình quân đạt 16tiêu chí/ xã thấp hơn bình quân chung của cả nước kiến. Dự kiến đến cuối năm 2022 có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trên 30 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOOP.

Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26300 TTg ngày 214 2072 Phê duyệt Chương trình MIQG xây dụng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 24/122021 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-35, định hưởng đến 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với quan điểm xây dựng nông thôn mới tiếp tục là nhiệm vụ trong thời gian đến.

Advertisement

About admin

Check Also

Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Thanh tra Chính phủ năm 2024 và …