Kiểm tra thực hiện chuyển đổi số tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Sáng 19/5, Đoàn kiểm tra triển khai công tác chuyển đổi số năm 2023 do ông Ra Lan Trương Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian qua.

Ông Ra Lan Trương Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì buổi làm việc

Đoàn đã kiểm tra một số nội dung gồm: Công tác ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước; Công tác thực hiện, chỉ đạo của UBND tỉnh đối với thực hiện các mục tiêu tại Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 10/KH-BCĐCĐS ngày 19/01/2023 của Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; Việc rà soát các trang thiết bị đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho CBCC thực hiện xử lý công việc trên môi trường mạng.

Việc sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh tại các cơ quan, đơn vị (trong đó có các phần mềm ứng dụng: Quản lý Văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Thư công vụ, Hệ thống thông tin báo cáo…). Công tác quản lý, sử dụng chữ ký, chứng thư số của các đơn vị trực thuộc; Việc ứng dụng CNTT tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của các đơn vị trực thuộc; tình hình hoạt động của Cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị; tiếp nhận và xử lý thông qua hệ thống Igate, hệ thống Vilis, hệ thống VBDLis, Hệ thống quản lý Phí lệ phí…

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả triển khai

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua công tác chuyển đổi số có nhiều chuyển biến, triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của UBND tỉnh về phát triển CNTT gắn với cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền số của tỉnh. Toàn ngành tập trung xây dựng các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên môi trường. Tác động của chuyển đổi số đã thay đổi điều chỉnh trình tự thủ tục nghiệp vụ chuyên môn, mô hình và phương thức hoạt động của ngành, ngày càng khoa học, hiện đại và hiệu quả hơn, đảm bảo tính đồng bộ, kiểm soát tốt quy trình xử lý công việc.

Đoàn kiểm tra tại bộ phận Văn thư Sở Tài nguyên Môi trường

Nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số được nâng lên, tích cực tham gia vào chương trình chuyển đổi số của ngành; hạ tầng trang thiết bị được quan tâm đầu tư, đã hoàn thiện đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu, kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Kết nối, chia sẻ CSDL địa chính với CSDL Quốc gia về dân cư theo Đề án 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 05/01/2023 đối với 7 huyện Lắk, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Buk, Ea Kar, Mdrắk và thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS và triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với TTHC số 19 đến ngày 09/05/2023 đã tiếp nhận: 661 hồ sơ.

Hiện nay tất cả các thủ tục hành chính của sở đã được tích hợp lên công dịch vụ công (Igate) của tỉnh, từ ngày 1/1/2023 đến 15/5/2023 đã tiếp nhận tổng số 86.008 hồ sơ thủ tục hành chính (tiếp nhận trực tuyến toàn trình 37 hồ sơ); Đã giải quyết 85.410 thủ tục trong đó (giải quyết thông qua BCCI 6 hồ sơ); Tỷ lệ trễ hẹn là 167 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 3,4 %).

Advertisement

Hệ thống thông tin đất đai (VILIS, VBDLIS) đã kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh Đắk Lắk (iGate) với 100% hồ sơ TTHC thuộc lĩnh vực đất đai được tiếp nhận và trả kết quả trên phần mềm iGate. Đã kết nối liên thông thuế và thực hiện chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính về đất đai bằng phương pháp điện tử của 100% đối với hồ sơ phải chuyển Cơ quan Thuế. Duy trì ứng dụng Quản lý phí, lệ phí; giá dịch vụ địa chính và cung cấp hóa đơn, biên lai điện tử; phần mềm Kiểm soát nội bộ theo hồ sơ thủ tục hành chính đầu vào.

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, được thực hiện thuộc 03 lĩnh vực (khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường): Hiện Sở đang thực hiện đăng báo mời thầu lựa chọn đơn vị lập đề cương và dự toán chi tiết Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Xây dựng, cập nhật hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý, hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và tỷ lệ 1:5000 trên địa bàn tỉnh: hiện đang lấy ý kiến góp ý của đơn vị liên quan về thiết kế kỷ thuật dự toán, hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt, dự kiến trong tháng 7/2023.

Đoàn kiểm tra và Sở Tài nguyên Môi trường đã tập trung thảo luận một số tồn tại và giải pháp triển khai chuyển đổi số hiệu quả thời gian đến như: Đào tạo cho đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin lĩnh vực quản lý đất đai,tài nguyên khoáng sản; Vấn đề về bảo vệ dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin; Việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đối với 3 lĩnh vực, về khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường; cơ sở dữ liệu nền địa lý, hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/5000 còn chậm; chưa có cơ chế cụ thể về thuê dịch vụ công nghệ thông tin giải quyết các vấn đề về chuyên ngành trong công tác chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện kết nối liên thông giữa các hệ thống phần mềm vẫn còn nhiều các lỗi kết nối LGSP và NGSP dẫn đến một số lỗi về việc xử lý dữ liệu vận hành của hệ thống VILIS; hệ thống VBDLIS…

Advertisement

About admin

Check Also

Cần xử lý nghiêm việc khai thác đất trái phép tại xã Chứ Kbô

Tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Chứ Kbô (huyện Krông Búk) gây …